Bảo hiểm nhân thọ “lấy lại phong độ”, kìm hãm đà rơi

Tốc độ giảm doanh thu của khối bảo hiểm nhân thọ tuy chưa được đảo chiều, nhưng đã có dấu hiệu chậm lại. Những quy định mới được ban hành kỳ vọng sẽ "lành mạnh hóa" việc bán bảo hiểm liên kết đầu tư, giúp ngành này đi đúng hướng, đảm bảo phát triển bền vững và chuyên nghiệp hơn...

top-bao-hiemn-1022-2261.jpg

Dù khối bảo hiểm nhân thọ vẫn chưa đạt được tăng trưởng, nhưng tốc độ suy giảm doanh thu đang có xu hướng chậm lại. Tuy nhiên, để phục hồi hoàn toàn, vẫn cần thêm thời gian và sự nỗ lực từ các doanh nghiệp.

THU HẸP ĐÀ GIẢM

Theo số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới trên thị trường nhân thọ ước đạt 15.924 tỷ đồng, giảm 17,3% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng đầu bảng xếp hạng về doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới là Bảo Việt Nhân thọ với 2.616 tỷ đồng, theo sau là Prudential (2.502 tỷ đồng), Dai-ichi Life (2.423 tỷ đồng), Manulife (1.648 tỷ đồng) và FWD (999 tỷ đồng).

Vì chưa có sự phục hồi trong doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường nhân thọ trong 8 tháng qua chỉ đạt 93.777 tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu từ IAV cũng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu đạt 70.493 tỷ đồng, giảm 9%, và trong 7 tháng đầu năm, con số này là 81.797 tỷ đồng, giảm 8,5%. Điều này cho thấy tốc độ giảm doanh thu tuy chưa được đảo chiều, nhưng đã có dấu hiệu chậm lại.

Về cơ cấu sản phẩm, bảo hiểm liên kết chung tiếp tục thống trị với 56,7% tổng doanh thu, trong khi bảo hiểm hỗn hợp chiếm 16,3%, bảo hiểm liên kết đơn vị là 12,5%, và các sản phẩm bán kèm đạt 12,2%. Các sản phẩm còn lại như bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm trả tiền định kỳ, hưu trí, sức khỏe và sinh kỳ chỉ chiếm 2,2% trong cơ cấu doanh thu.

Ngoài ra, theo IAV, trong 8 tháng đầu năm, tổng số hợp đồng khai thác mới (sản phẩm chính) đạt 1.009.949 hợp đồng, giảm 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất với 57,9%, nhưng giảm mạnh 26,6%, trong đó bảo hiểm liên kết chung chiếm 51,2% (giảm 14%) và bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm 6,8% (giảm 64,9%). Sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm 30,6% (giảm 10,1%) và bảo hiểm hỗn hợp chiếm 5,7%, tăng đột biến 398,9%. Các sản phẩm khác như bảo hiểm sức khỏe, hưu trí, trọn đời chiếm 5,8%, giảm 37,2%.

Tính đến cuối kỳ, số lượng hợp đồng có hiệu lực (sản phẩm chính) đạt 11.718.380 hợp đồng, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm hỗn hợp tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, lần lượt chiếm 56,8% và 24,4% tổng số hợp đồng.

THAY ĐỔI ĐỂ CHUYỂN MÌNH

Trao đổi với đại diện của một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, việc khai thác các hợp đồng bảo hiểm mới hiện đang gặp nhiều thách thức. Nguyên nhân chính đến từ tác động của tình hình kinh tế vĩ mô và sự thích ứng với các quy định mới.

Trong hai năm qua, ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam phải đối diện với nhiều thay đổi lớn. Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 cùng Thông tư 67/2023 đã mang đến các quy định nghiêm ngặt hơn, tập trung bảo vệ người tham gia bảo hiểm.

Theo Khoản 4, Điều 129 của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Thông tư số 67/2023/TT-BTC ban hành ngày 2/11/2023 đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng nhằm điều chỉnh hoạt động của các đại lý bảo hiểm.

Đáng chú ý, hoa hồng dành cho các nghiệp vụ bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm trả tiền định kỳ và bảo hiểm hỗn hợp đã được điều chỉnh tăng lên, trong khi tỷ lệ hoa hồng năm đầu của bảo hiểm liên kết đầu tư (bao gồm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị) giảm còn 30%, giảm 10% so với trước đây.

Ngoài ra, Thông tư 67/2023, tại Khoản 2, Điều 52, cũng đưa ra những hướng dẫn chi tiết về việc thưởng, hỗ trợ và các quyền lợi khác cho đại lý bảo hiểm. Cụ thể, đối với đại lý khai thác mới, tổng các khoản thưởng và hỗ trợ trong một năm tài chính không được vượt quá 20% phí bảo hiểm thực tế từ hợp đồng có thời hạn 1 năm trở xuống và 30% phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác năm đầu. Đối với đại lý chăm sóc hợp đồng tái tục trên 1 năm, tỷ lệ này không vượt quá 7% phí tái tục thực tế thu được.

Các công ty bảo hiểm chi trả vượt tỷ lệ trên phải xây dựng lộ trình giảm dần mức chi trả, hoàn thành trước ngày 31/12/2025.

Đặc biệt, Khoản 2, Điều 53 của thông tư cũng yêu cầu các đại lý hoặc nhân viên bảo hiểm phải ghi âm quá trình tư vấn sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, có hiệu lực từ tháng 11/2024. Điều này đã đặt ra yêu cầu là các công ty bảo hiểm phải đầu tư mạnh vào công nghệ để đảm bảo việc triển khai quy định mới diễn ra suôn sẻ.

Bên cạnh đó, tư vấn bảo hiểm nhân thọ là một quá trình kéo dài, từ lúc bắt đầu cuộc hẹn cho đến lúc khách hàng đồng ý tham gia phải trải qua nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, nếu chỉ ghi âm nội dung tại thời điểm bên mua bảo hiểm ký bản yêu cầu bảo hiểm sẽ dễ bị bỏ sót thông tin quan trọng.

Còn nếu ghi âm đầy đủ sẽ gây bất tiện do phải thực hiện ghi âm nhiều lần và trong thời gian dài. Bởi cuộc tư vấn không chỉ chứa đựng thông tin về sản phẩm, mà còn phải tìm hiểu mong muốn của khách hàng, nên khi cần trích lục sẽ phải nghe toàn bộ quá trình tư vấn để xác định chính xác xem người tư vấn bảo hiểm có tư vấn đúng, đủ cho khách hàng.

Chưa kể, rất nhiều khách hàng cảm thấy bất tiện khi cuộc trò chuyện cá nhân bị lưu giữ trong quá trình tư vấn bảo hiểm. Đồng thời, có nhiều vấn đề cần giải quyết trong quá trình áp dụng ghi âm cuộc tư vấn như làm sao để biết bản ghi âm đó là do chính khách hàng thực hiện, cơ sở nào để đối chiếu, giám định trong trường hợp tranh chấp xảy ra khi khách hàng đã tử vong, không thể lấy giọng nói của khách hàng để đối chiếu…

Đáng chú ý, các kỳ thi đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị trở nên khắt khe hơn, việc tuyển dụng đại lý cũng khó khăn hơn, khiến tỷ lệ đỗ giảm đáng kể, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác mới.

Các chuyên gia trong ngành cho rằng, thị trường bảo hiểm nhân thọ đã phát triển quá nhanh và cần phải điều chỉnh để ổn định lâu dài. Những quy định nghiêm ngặt hơn, từ tuyển dụng đến quy trình tư vấn, buộc cả công ty bảo hiểm lẫn đội ngũ đại lý phải trở nên chuyên nghiệp hơn, nắm vững chuyên môn và kỹ năng mới có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này.

Nhiều dự báo cũng đưa ra rằng, trước bối cảnh hiện nay, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam khó có thể tăng trưởng trở lại trong năm nay và thậm chí cả năm sau. Tuy nhiên, ngành đang đi đúng hướng, dù tốc độ chậm hơn, nhưng đảm bảo phát triển bền vững và chuyên nghiệp hơn.

Xem thêm

Lãi suất cho vay giảm sâu, bảo hiểm và chứng khoán đồng loạt khởi sắc

Lãi suất cho vay giảm sâu, bảo hiểm và chứng khoán đồng loạt khởi sắc

Lãi suất cho vay giảm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh; tăng trưởng tín dụng đạt khá. Thị trường bảo hiểm khởi sắc, doanh thu phí bảo hiểm tăng trở lại. Thị trường chứng khoán ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực với thanh khoản cải thiện rõ rệt...

“Mất bò” mới lo mua bảo hiểm

“Mất bò” mới lo mua bảo hiểm

Sau cơn bão Yagi, nhiều người dân mới thực sự nhận ra giá trị của việc mua bảo hiểm. Những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và kinh tế khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khó khăn, và bảo hiểm trở thành giải pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống trước những rủi ro bất ngờ…

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng vẫn là động lực chính của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo VBMA, từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 277.450 tỷ đồng, riêng nhóm ngân hàng đã chiếm tới 70,9% tổng giá trị...

Thanh khoản dồi dào, đà tăng lãi suất huy động đã chững lại

Thanh khoản dồi dào, đà tăng lãi suất huy động đã chững lại

Xu hướng tăng lãi suất tiền gửi đã chậm lại trong tháng 9, khi chỉ một số ít ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất với mức tăng nhẹ từ 0,1 - 0,5 điểm phần trăm, cho thấy thanh khoản trong hệ thống ngân hàng vẫn khá dồi dào trong suốt những tuần đầu tháng...

Lãi suất huy động ngân hàng Sacombank: Ổn định trong tháng 10/204

Lãi suất huy động ngân hàng Sacombank: Ổn định trong tháng 10/204

Trong tháng 10/2024, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Lãi suất huy động ngân hàng TPBank đi ngang trong tháng 10/2024

Lãi suất huy động ngân hàng TPBank đi ngang trong tháng 10/2024

So với hồi đầu tháng 9/2024, khung lãi suất huy động tại ngân hàng TPBank giữ nguyên không đổi tại tất cả các kỳ hạn. Theo đó, khách hàng khi tham gia gửi tiết kiệm sẽ nhận được mức lãi suất trong khoảng 3,5 - 5,7%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 364 ngày, lĩnh lãi cuối kỳ...

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng SHB không thay đổi trong tháng 10/2024

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng SHB không thay đổi trong tháng 10/2024

Cập nhật biểu lãi suất ngân hàng SHB tháng 10/2024, biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy và tiết kiệm trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng này được duy trì ổn định tại các kỳ hạn. Theo đó, 6,1%/năm là mức lãi suất cao nhất ghi nhận được tại ngân hàng này…

Phó Thống đốc Đào Minh Tú và bà Lê Thị Thúy Sen, Vụ trưởng Vụ Truyền thông khai mạc chuỗi sự kiện.

Trang bị cho sinh viên kiến thức tài chính, thoát bẫy lừa đảo

Hướng tới 3 yếu tố "hữu ích, hấp dẫn và sáng tạo", chuỗi sự kiện “Đồng tiền thông thái” năm 2024 bao gồm đa dạng các sự kiện hấp dẫn, sáng tạo, nhằm chuyển tải các thông tin về tài chính - ngân hàng một cách sinh động, đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu và có sức lan tỏa rộng rãi...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ