Bảo hiểm tiền gửi cần tăng lên 75 triệu đồng

Đây là đề xuất của Ngân hàng Nhà nước khi xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi của khách hàng.
Bảo hiểm tiền gửi cần tăng lên 75 triệu đồng

Tăng mức phí Bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tín dụng 

Dự thảo đề xuất số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng (theo Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005, mức tối đa hiện đang áp dụng là 50 triệu đồng).

Dự thảo Quyết định này quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Bảo hiểm tiền gửi. Theo đó, luật đã quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

Đối tượng áp dụng là người được bảo hiểm tiền gửi; tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; tổ chức bảo hiểm tiền gửi và cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

Việc đưa ra quy định bắt buộc về bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.

Hải Hà

>> 26 tỷ “bốc hơi” khỏi VPBank: Người trong cuộc tố nhau chan chát

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...