Bão số 16 mạnh lên, gió giật cấp 15 đổ bộ vào Nam Bộ

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão số 16 (bão Tembin) mạnh cấp 11, giật cấp 14, dự báo di chuyển nhanh chủ yếu theo hướng Tây và có khả năng mạnh thêm, dự kiến đổ bộ từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau.
Bão số 16 mạnh lên, gió giật cấp 15 đổ bộ vào Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đêm qua 23-12, bão Tembin đã vào biển Đông, trở thành cơn bão số 16 trên Biển Đông năm nay.

Vào 4 giờ ngày 24-12, vị trí tâm bão số 16 ở vào khoảng 8,2 độ Vĩ Bắc; 115,4 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 340 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115 km/giờ), giật cấp 14. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 220 km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 14 có bán kính khoảng 120 km tính từ vùng tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 16 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25 km/giờ) và có khả năng mạnh thêm.

Đến 4 giờ ngày 25-12, vị trí tâm bão số 16 ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây quần đảo Trường Sa, cách Côn Đảo 380 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135 km/giờ), giật cấp 15, sóng biển cao từ 8-10 m.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 250 km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 150 km tính từ vùng tâm bão.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,0 đến 11,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 107 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão số 16 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25 km/giờ).

Đến 16 giờ ngày 25-12, vị trí tâm bão số 16 ở vào khoảng 8,8 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135 km/giờ), giật cấp 15, sóng biển cao 8-10 m.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 250 km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 150 km tính từ vùng tâm bão.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 đến 36 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,5 đến 12,0 độ Vĩ Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di số 16 chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25 km/giờ), đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 13 và yếu dần.

Đến 4 giờ ngày 26-12, vị trí tâm bão số 16 ở vào khoảng 9,0 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh từ Cà Mau và Kiên Giang. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 km/giờ), giật cấp 11, sóng biển cao 7-9 m.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150km tính từ vùng tâm bão.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 đến 48 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,5 đến 12,0 độ Vĩ Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão số 16 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25 km/giờ).

Tại cuộc họp trực tuyến ứng phó với bão Tembin ngày 23-12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường lưu ý nếu giữ nguyên cấp 10-12 khi đổ bộ thì bão số 16 đã mạnh hơn cơn bão lịch sử vào Nam Bộ là bão Linda năm 1997. Do đó dù cơ quan khí tượng cảnh báo mức độ rủi ro cấp 4 nhưng phải chuẩn bị, ý thức như rủi ro cấp độ 5 – cấp thảm hoạ.

Từ năm 1964 đến nay, số trận bão kỷ lục đổ bộ vào biển Đông trong 1 năm mới chỉ dừng lại con số 14 vào năm 2013.  Theo dữ liệu Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thông thường, trên biển Đông chỉ có khoảng 10 - 11 cơn bão hoạt động mỗi năm. Lịch sử cũng ghi nhận, chưa từng có 16 cơn bão đổ bộ Biển Đông trong 1 năm. 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...