Bão số 9 thành áp thấp, suy yếu ở Campuchia

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ chiều 25-11, sau khi đi vào bờ biển Vũng Tàu, bão số 9 suy giảm thành áp thấp nhiệt đới, đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bà Rịa-Vũn
Bão số 9 thành áp thấp, suy yếu ở Campuchia

Đến sáng nay, áp thấp suy yếu dần thành vùng áp thấp trên đất liền Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ).

Áp thấp khiến khu vực TP.HCM có mưa to từ chiều 25/11 đến sáng nay, lượng mưa 70-150 mm. Mưa kết hợp triều cường gây nguy cơ ngập lụt. Sâu trong đất liền các tỉnh Đông Nam bộ có gió giật mạnh và khả năng lốc xoáy trên toàn bộ khu vực Nam bộ.

Các tỉnh phía Nam của Nam Trung bộ, Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 150 mm; khu vực Bắc Tây Nguyên và miền Tây Nam bộ có mưa to 50-70 mm.

Áp thấp suy yếu từ bão số 9 tiếp tục gây mưa lớn ở nhiều tỉnh phía Nam. (Ảnh: Đình Thảo)

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động của đới gió Đông nên từ hôm nay đến đêm 27/11, các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến: các tỉnh Quảng Trị, Khánh Hòa (50-80 mm/ngày); ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên (80-150 mm/ngày); ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (100-200 mm/ngày). Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn: cấp 1.

"Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8.

Cảnh báo lũ: Từ nay đến 28/11, trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và các tỉnh miền Đông Nam Bộ xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận phổ biến ở mức báo động (BĐ) 2-BĐ3, các sông nhỏ lên trên BĐ3. Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 2-3.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...