Bão Tembin đổ bộ vào Nam Bộ với cấp thảm hoạ

Bão Tembin là cơn bão rất phức tạp, nếu giữ cấp 10-11 hoặc đạt cấp 12 khi đổ bộ thì sẽ là cơn bão mạnh nhất vào Nam Bộ với cấp thảm họa, mạnh hơn bão Linda lịch sử năm 1997.
Bão Tembin đổ bộ vào Nam Bộ với cấp thảm hoạ

Sau khi đi vào biển Đông, bão số 16 tiếp tục di chuyển tương đối nhanh, cường độ lúc này vẫn rất mạnh đạt khoảng cấp 12, giật cấp 15. Dự báo, trong ngày hôm nay, bão sẽ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 25km. Với tốc độ như vậy, đến khoảng tối và đêm nay, bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 10, giật cấp 13.

Sau khi đi vào đất liền, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, tốc độ vẫn nhanh khoảng 20-25km/h. Đến trưa và chiều mai (26/12), tâm bão sẽ nằm ngay trên vùng biển Cà Mau và Kiên Giang (bao gồm cả Thổ Chu và Phú Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão sẽ giảm dần xuống mức cấp 8, giật cấp 11.

Như vậy, hôm nay và ngày mai, thời tiết trên các vùng biển sẽ tiếp tục chuyển biến xấu. Đặc biệt là trong khoảng thời gian từ sáng cho đến chiều, bão vẫn liên tục duy trì cường độ mạnh cấp 11 – 12 vì thế, trong ngày hôm nay, vùng nguy hiểm trên Biển Đông có gió mạnh trên cấp 6 được xác định là từ vĩ từ vĩ tuyến 6,0 đến 11,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 105,0 độ Kinh Đông. Để bảo đảm an toàn, các tàu thuyền cần theo dõi sát sao những diễn biến của bão, tránh đi vào khu vực đã được cảnh báo và có các phương án tránh trú bão an toàn, hợp lí. Bà con ngư dân cần tuyệt đối không ở lại trên các chòi canh, lồng bè nuôi trồng hải sản.

Không chỉ gây thời tiết xấu trên các vùng biển, ngay từ hôm nay, hoàn lưu phía Tây của bão số 16 sẽ gây mưa cho toàn bộ các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào cho đến hết Nam Bộ trong đó có cả khu vực Tây Nguyên. Cường độ đạt cấp mưa vừa đến mưa to, thậm chí có nơi mưa rất to. Trong đó, đáng lưu ý nhất là các tỉnh từ Bình Định trở vào cho đến Bình Thuận cũng như toàn bộ khu vực Nam Bộ trong đó có thành phố Hồ Chí Minh vì ngoài mưa, đây sẽ là khu vực có gió mạnh (có nơi lên tới cấp 8 – 10, giật 11 – 12) cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan vô cùng nguy hiểm có khả năng đi kèm. Để giảm thiểu tối đa các thiệt hại do thiên tại gây ra, bà con các khu vực cần có các biện pháp phòng tránh bão an toàn, hợp lý, tuyệt đối không ra ngoài lúc trời có bão.

Để ứng phó với cơn bão, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sẽ vào các tỉnh phía Nam để trực tiếp chỉ đạo công tác. Từ tối qua (24/12), Thủ tướng đã chỉ đạo một đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn đầu vào các địa phương này. Thủ tướng cũng đã yêu cầu từng địa phương phải dừng tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung phòng chống bão.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...