Bảy nhà mạng và 39 điểm bị phạt gần 3 tỷ đồng do vi phạm về quản lý thuê bao di động

Bảy nhà mạng và 39 điểm bán bị Bộ TT&TT phạt gần 3 tỷ đồng do vi phạm về quản lý thuê bao di động, tồn tại nhiều sim rác dẫn đến các cuộc gọi quấy nhiễu, lừa đảo.
Bảy nhà mạng và 39 điểm bị phạt gần 3 tỷ đồng do vi phạm về quản lý thuê bao di động

Ngày 29/09/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã công bố kết quả thanh tra 7 nhà mạng Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile, MobiCast, Itel và Gmobile. Kết luận thanh tra xác định các nhà mạng trên đều vi phạm trong việc "quản lý thông tin thuê bao, xử lý SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định, SIM sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật".

Các doanh nghiệp này, cùng chi nhánh và công ty khu vực có vi phạm bị phạt tổng cộng 1,155 tỷ đồng. Đáng chú ý đây là lần đầu tiên các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền cũng bị thanh tra và xử phạt. Tổng cộng, 39 điểm bị phát hiện vi phạm và phạt 1,77 tỷ đồng.

Cục Viễn thông cho biết, trong giai đoạn vừa qua, một số đối tượng đã lợi dụng ưu điểm của dịch vụ viễn thông, phát tán cuộc gọi rác (gọi điện thoại quảng cáo, bán hàng (telesales) mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng,..) gây phiền nhiễu. Đây là vấn nạn toàn cầu, không riêng gì Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ TT &TT Phạm Đức Long khẳng định sẽ kiên quyết thanh tra và xử phạt công khai những nhà mạng không nghiêm túc thực hiện việc xử lý SIM rác, phải làm sạch thông tin thuê bao để tránh gây hệ lụy cho xã hội, không thể bắt người dân chịu gánh nặng này.

Trước đó, ngày 29/8/2022, dưới sự chứng kiến của Cục Viễn thông, các nhà mạng Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile, Local, Itel và Gmobile đã cùng ký thoả thuận thực hiện kế hoạch ngăn chặn, xử lý cuộc gọi rác và quản lý thông tin thuê bao di động, xử lý SIM có dấu hiệu tồn kênh.

Tại buổi ký kết, các nhà mạng cam kết ngăn chặn và xử lý cuộc gọi rác, đảm bảo quyền lợi khách hàng, người sử dụng, tạo tiền đề cho việc phát triển dịch vụ mới, không gian mới của lĩnh vực trong công cuộc chuyển đổi số, xây dựng kinh tế số, xã hội số của Việt Nam.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...