Bệnh viện Tâm Anh: Thu phí xét nghiệm Covid-19 đột biến, kinh doanh đình đám nhưng lợi nhuận thấp tới khó tin?

Doanh thu của Bệnh viên đa khoa Tâm Anh tăng vọt trong 4 năm, nhưng lợi nhuận trong hai năm gần nhất chỉ quanh ngưỡng 1 tỷ đồng. Tỷ suất sinh lời thấp đến mức khó tin với lĩnh vực y tế tư nhân.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thành viên quan trọng trong hệ sinh thái của đại gia ngành dược Ngô Chí Dũng được thành lập từ năm 2007, nhưng phải tới 9/2016 mới đi vào hoạt động.

Phí xét nghiệm Covid-19 gấp 4 lần giá trần

Đầu tháng 7/2021, Bệnh viện Tâm Anh thông báo sẽ triển khai dịch vụ xét nghiệm Covid-19 tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, phục vụ hành khách đi máy bay từ TP.HCM cần có giấy xác nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ theo quy định của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên tại một số cơ quan báo chí thì thực tế khi tới sân bay, không ít khách hàng ngã ngửa khi biết phải bỏ ra số tiền 440.000 đồng để test nhanh tại khu vực xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Bệnh viện Tâm Anh) được cho phép đặt ở ga quốc nội.

Bệnh viên đa khoa Tâm Anh thu phí xét nghiệm ở sân bay giá cao gấp nhiều lần các bệnh viện tư nhân khác
Bệnh viên đa khoa Tâm Anh thu phí xét nghiệm ở sân bay giá cao gấp nhiều lần các bệnh viện tư nhân khác

Tại khu vực thu tiền, Bệnh viện Tâm Anh niêm yết giá chi tiết cho các kỹ thuật xét nghiệm và tuỳ theo vị trí thực hiện xét nghiệm. Theo đó, nếu khách hàng không có nhu cầu test nhanh tại sân bay với giá 440.000 đồng/test, có thể di chuyển đến trụ sở Bệnh viện Tâm Anh (số 2B, Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, cách sân bay 2km) để xét nghiệm với giá 250.000 đồng/lần.

Với kỹ thuật RT-PCR, chi phí test tại sân bay là 1.440.000 đồng/test và tại số 2B Phổ Quang là 1.250.000 đồng/test, mẫu gộp 5 người lần lượt là 3.200.000 đồng/5 người/lần và 2.500.000 đồng/5 người/lần.

Mức giá này cao đến bất ngờ khiến không ít người phải cân nhắc lại việc di chuyển bằng đường hàng không.

Trong khi đó, từ 1/7/2021, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị thực hiện chi phí xét nghiệm (test nhanh) Covid-19 được xác định cụ thể như sau: 

Chi phí test nhanh: chi và thanh toán với từng đối tượng người bệnh theo số lượng xét nghiệm nhanh thực tế sử dụng và giá mua test theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật. 

Đơn cử, đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu test nhanh là 135.000 đồng/test. Nếu người có thẻ BHYT đủ điều kiện được thanh toán BHYT và là đối tượng được hưởng mức 80% chi phí khám, chữa bệnh thì được Quỹ BHYT chi trả theo phạm vi được hưởng. Khi đó, mức hưởng của một lần xét nghiệm nhanh là 135.000 x 80% = 108.000 đồng. 

Xét nghiệm kháng nguyên phát hiện SARS-CoV-2 trên máy miễn dịch: trường hợp phải thực hiện quy trình lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm thì giá của dịch vụ này là 100.000 đồng/mẫu. 

Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng: các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 4356/BYT-KH-TC ngày 28.5.2021 của Bộ Y tế. 

Trong đó, mức giá tối đa của dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng (áp dụng cho mẫu đơn) là 734.000 đồng/1mẫu xét nghiệm.

 Doanh thu tăng-lợi nhuận đi đâu?

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được thành lập từ năm 2007, nhưng phải tới 9/2016, Bệnh viện Tâm Anh mới đi vào hoạt động. Bệnh viên có địa chỉ tại 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội, với quy mô 10.000 m2 nhanh chóng trở thành hiện tượng.

Người đứng sau bệnh viên này là ông Ngô Chí Dũng, một đại gia kín tiếng trên thị trường, nhưng có "số má" trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc y tế. Theo danh sách cổ đông được Bệnh viện Tâm Anh công bố gần nhất vào cuối năm 2016, ông Ngô Chí Dũng sở hữu 50% vốn của bệnh viện này. Công ty Đầu tư Tài chính Thành phát – một pháp nhân có cùng địa chỉ với ông Dũng tại phố Đào Tấn, phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội - sở hữu 30%.

Công ty Đầu tư Tài chính Thành phát thành lập vào ngày 17/7/2007, đóng trụ sở tại số 16, ngách 12-21, phố Đào Tấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP.HCM. Những người giữ vai trò quản lý tại Tài chính Thành Phát hầu hết là người nhà ông Dũng, cụ thể: Ngô Thị Ngọc Hoa (SN 1975), Ngô Chí Cấp (SN 1944).

So với những thành viên khác trong hệ sinh thái y tế của ông Dũng, như Eco Pharma hay VNVC, Tâm Anh cũng không kém cạnh nếu xét về tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, mức lợi nhuận tại thấp tới khó tin, đặc biệt khi so sánh với những bệnh viên niêm yết trên sàn chứng khoán.

Doanh thu hàng năm cao nhưng lợi nhuận "teo tóp"
Doanh thu hàng năm cao nhưng lợi nhuận "teo tóp"

Đơn cử, chỉ trong bốn năm gần nhất, từ 2017 đến 2020, doanh thu của Bệnh viên Tâm Anh tăng vọt từ 160 tỷ lên hơn 745 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận trong hai năm gần nhất chỉ quanh ngưỡng 1 tỷ đồng. Tỷ suất sinh lời thấp đến mức khó tin với lĩnh vực y tế tư nhân.

Trong khi đó, nếu xem xét về tỷ suất hoạt động trực tiếp, biên lợi nhuận gộp của Tâm Anh không hề thấp. Tỷ lệ này đạt 19-28% trong bốn năm gần đây, với chỉ tiêu lợi nhuận gộp đều hơn trăm tỷ đồng.

Đến cuối năm 2020, tổng tài sản của Bệnh viện Tâm Anh đạt hơn 1.150 tỷ đồng, gấp hơn ba lần so với quy mô cuối năm 2017. Dù vậy, phần lớn tài sản của bệnh viên này hình thành từ nguồn nợ phải trả. Trong khi đó, quy mô vốn chủ sở hữu trong ba năm gần nhất giữ nguyên ở mức trên 230 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…