Bị siết tín dụng BĐS, ngân hàng sẽ "nói thật" về nợ xấu? (Chờ BT)

NHNN muốn hạn chế tín dụng bất động sản để kiểm soát thanh khoản của các tổ chức tín dụng và hạn chế rủi ro nợ xấu. Nhưng liệu sự kiểm soát đó có thể khiến các nhà băng chấp nhận bỏ qua "miếng bánh" g
Bị siết tín dụng BĐS, ngân hàng sẽ "nói thật" về nợ xấu? (Chờ BT)

NHNN muốn "làm rõ" cho vay BĐS 

Chủ trương siết tín dụng BĐS của NHNN rất rõ, khi cho vay BĐS tăng trưởng khá thấp trong nửa đầu năm 2018.

Theo số liệu của NHNN, tính đến đầu tháng 6/2018, tín dụng toàn ngành ngân hàng tăng trưởng 6,16% so với cuối năm 2017, trong đó cho vay lĩnh vực BĐS chỉ tăng 2,19%. Tỷ trọng cho vay BĐS chiếm 7,5% trong tổng dư nợ nền kinh tế, thấp hơn rất nhiều so với mức 15,8% năm 2017 hay 17,1% vào năm 2016.

Không nới room tín dụng, NHNN còn đồng thời hạ tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống 45% (từ 1/1/2019), nhằm kiểm soát tín dụng chảy vào lĩnh vực BĐS, nơi cần nguồn vốn trung và dài hạn lớn.

Lý do mà NHNN buộc các nhà băng hạn chế cho vay trong lĩnh vực này là để đảm bảo yêu cầu đề ra của Chính phủ. Đến nay, nói chung, các nhà băng đều đã giảm mạnh cấp tín dụng cho BĐS, hướng vào phân khúc cho vay cá nhân.

Tuy nhiên, gần đây, NHNN lại muốn nâng hệ số rủi ro cho vay BĐS từ 200% lên 250%. Yêu cầu  này được xem như biện pháp nhằm buộc các ngân hàng phải công khai “chất lượng” thực trong cho vay BĐS.

Thực tế, các khoản vay kinh doanh BĐS hiện được "định danh" bao gồm: cho vay đối với các chủ đầu tư BĐS và các khoản vay đối với cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu mua, nhận chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại hay nhằm mục đích sinh lợi khác liên quan tới BĐS. Trong khi việc cho vay mua nhà, sửa chữa nhà cá nhân, hiện thường xếp vào tín dụng tiêu dùng có rủi ro thấp.

Do đó, các ngân hàng hiện cũng tách bạch thống kê tăng trưởng tín dụng BĐS và tăng trưởng tín dụng tiêu dùng. Thực tế này khiến số liệu tín dụng vào BĐS khó chính xác. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng đã từng nhận xét, tỷ trọng dư nợ thực cho vay BĐS của các ngân hàng ước tính phải lên tới 20%.

Điều này giải thích vì sao NHNN đã triển khai đề án giám sát lại tín dụng tiêu dùng, trong đó có đặt yêu cầu thống kê và tách cho vay bất động sản đang “ẩn nấp” trong cho vay tiêu dùng tại các nhà băng.

Ngân hàng: Hợp tác hay... đối phó?

Yêu cầu này của NHNN, rõ ràng có thể làm khó báo cáo của các ngân hàng khi phải thay đổi phương pháp thống kê và bị đảo lộn cơ cấu tín dụng.

Mặt khác, nhiều nhà băng thực tế hiện vẫn chưa hẳn thoát khỏi gánh nặng nợ xấu trong thời gian trước, do đó càng không muốn làm rõ “sức khoẻ” tín dụng của mình đối với NHNN và các nhà đầu tư.

Các chỉ số trong báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ (đã qua soát xét) của nhiều ngân hàng đang cho thấy ranh giới tín dụng, khả năng khoanh vùng nợ (vẫn) khá mỏng manh.

Ngân hàng Techcombank có dư nợ tín dụng là 166.131 tỷ; trong đó, vay cá nhân 63,4 nghìn tỷ; tín dụng BĐS 20,5 nghìn tỷ. Dù, hai lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng, nợ nhóm 5 gần 2.000 tỷ, Techcombank chỉ trích phòng rủi ro 2,5 nghìn tỷ - một chỉ số “khá khiêm tốn”.

Lạ là, trong thống kê ngoài bảng, cam kết khác của Techcombank “bật tăng” 600% từ 23.000 tỷ lên hơn 140.000 tỷ; các cam kết thư tín dụng và bảo lãnh khác tăng thêm 2.000 tỷ đồng.

Điều đáng nói hơn, dư nợ tín dụng cá nhân và BĐS lớn nhưng các khoản phải thu; phí và lãi phải thu của Techcombank không tăng mạnh, chỉ thêm khoảng gần 1.000 tỷ đồng, chạm ngưỡng 13.500 tỷ, dự phòng rủi ro chỉ là 560 tỷ.

Bên cạnh đó, lượng tiền gửi tại Techcom luôn duy trì ở mức cao, rơi vào khoảng 186.000 tỷ. Mức vay tín dụng giảm mạnh, chỉ hơn 10.000 tỷ thay vì 25.000 tỷ cuối năm 2017. Thế nhưng, nợ phải trả khác (gồm khoản lãi, phí phải trả, khoản phải trả) lên đến 8.000 tỷ. Lãi thuần từ kinh doanh chỉ khoảng 8.600 tỷ, trích phòng rủi ro là 1.000 tỷ.

Tương tự diễn biến trên, báo cáo tài chính ngân hàng OCB cũng có những yếu tố gây chú ý.

Dư nợ cho vay của OCB gần 53.000 tỷ; tín dụng BĐS gần 4.400 tỷ; khách hàng cá nhân vay gần 20.500 tỷ, nợ nhóm 5 là 500 tỷ nhưng trích phòng rủi ro “vẫn” chỉ 500 tỷ.

Trong thống kê ngoại bảng, cam kết khác của OCB luôn ở mức cao, gần 6.000 tỷ; cam kết thư tín dụng là khoảng gần 1.300 tỷ.

Điểm chú ý nhất , tài sản có khác (khoản phải thu; khoản lãi và phí phải thu; tài sản có khác) giảm hơn 200 tỷ so với cuối năm 2017, xuống còn hơn 1.824 tỷ nhưng dự phòng rủi ro lại “bất biến” với con số 4,8 tỷ từ cuối năm ngoái. 

Xu hướng giảm vay tín dụng cũng thấy rõ ở OCB khi chỉ vay 1.100 tỷ, giảm hơn 80% so với cuối năm 2017. Có thể do, lượng tiền gửi tại nhà băng này tăng thêm hơn 3.000 tỷ, lên gần 57.000 tỷ.

Trong khi đó, lãi thuần trước trích lập rủi ro là 1.716 tỷ đồng, còn các khoản nợ khác của OCB lên gần 1.800 tỷ.

Một nhân tố khác cũng đang có những diễn biến như trên – đó là Vietcombank – một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam.

Dư nợ tín dụng của Việt Nam đạt đến 606.000 tỷ, gần như cao nhất trong các ngân hàng thương mại hiện nay. Cơ cấu nợ nhóm 5 là 4.000 tỷ, nợ dài hạn là 215.000 tỷ; dự phòng rủi ro lên đến 9.800 tỷ.

Mặt khác, cam kết trong nghiệp vụ L/C tăng thêm gần 20.000, lên gần 65.000 tỷ; bảo lãnh khác tuy giảm nhưng vẫn cao ở mức 44.720 tỷ; cam kết khác ở mức 309 tỷ.

Vay tổ chức tín dụng của Vietcombank giảm 73% xuống còn 2.900 tỷ nhưng tiền lãi, phí phải trả đạt mức 8.000 tỷ. Đáng chú ý nhất là khoản phải trả của Vietcombank tăng mạnh từ hơn 9.000 tỷ lên 13.600 tỷ.

Các khoản phải thu; khoản lãi và phí phải thu của nhà băng này lên hơn 11.000 tỷ, chiếm 86% tài sản có khác nhưng trích phòng rủi ro lại lên đến 3.447 tỷ đồng.

Tiền gửi tại Vietcombank bao lâu nay vẫn cao, luôn hơn 700.000 tỷ, đến nửa đầu năm nay là 764.000 tỷ. Vay tín dụng giảm mạnh từ 11.000 tỷ xuống còn 2.925 tỷ nhưng khoản nợ khác (trừ thuế TNDN hoãn phải trả) lên đến 21.754 tỷ đồng.

Cần lưu ý, dư nợ tín dụng của Vietcombank không hề thống kê cơ cấu vay theo lĩnh vực để xác định dư nợ tín dụng BĐS chính xác và dư nợ tín dụng cá nhân.

Điều này cũng tương tự “xảy ra” với BIDV khi dư nợ tín dụng lên đến 929.000 tỷ. Việc không thống kê khiến chỉ tiêu ngoài bảng càng “mập mờ”. Cam kết nghiệp vụ L/C của BIDV lên đến gần 65.000 tỷ; cam kết khác là 18.000 tỷ; đáng nói nhất là bảo lãnh khác của BIDV lên đến gần 130.000 tỷ.

Trong phần thuyết minh báo cáo tài chính, các ngân hàng đều công bố khoản phải thu, khoản nợ khá chi tiết nhưng vẫn chưa phản ánh sự phân bổ tín dụng để cấu thành trích phòng rủi ro.

Thậm chí, đôi khi dư nợ tín dụng BĐS và dư nợ tín dụng tiêu dùng còn không được xuất hiện trong những "phiếu khám sức khoẻ" của các nhà băng.

Đó chính là lý do khiến báo cáo tài chính nhiều khi chưa thể hiện hết "sức khoẻ thực sự" của các nhà băng. Và đến giờ, chưa có nghị định nào có thể ép được các nhà băng nói thật về nợ xấu và nói đúng về cách chuyển dịch dòng tiền. 

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...