Bí thư Hà Nội: Xây dựng đời sống văn hóa quan trọng hơn “cơm áo gạo tiền”

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, không chỉ có vấn đề “cơm áo gạo tiền” mới quan trọng, mà vấn đề xây dựng, duy trì, phát triển đời sống văn hóa còn quan trọng hơn nhiều. Bởi vì nó quyế
Bí thư Hà Nội: Xây dựng đời sống văn hóa quan trọng hơn “cơm áo gạo tiền”

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, không chỉ có vấn đề “cơm áo gạo tiền” mới quan trọng, mà vấn đề xây dựng, duy trì, phát triển đời sống văn hóa còn quan trọng hơn nhiều. Bởi vì nó quyết định sự phát triển bền vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước.

Ngày 30/9, ông Hoàng Trung Hải – Bí thư Thành ủy Hà Nội tiếp xúc cử tri huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV. Tại đây, ông Hoàng Trung Hải dành nhiều thời gian nói về vấn đề xây dựng nếp văn hóa của người Hà Nội.Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội việc xây dựng đời sống văn hóa trong khu dân cư và trong đó có việc xây dựng nếp văn hóa của người Hà Nội. “Chính văn hóa nông thôn, bà con đồng thuận, bảo ban, cùng giúp đỡ lẫn nhau duy trì nếp văn hóa này, đây là nếp văn hóa rất đẹp, không thể bị xói mòn, mất đi”, ông Hoàng Trung Hải chia sẻ.Ông Hoàng Trung Hải cho biết, thành phố cũng sắp ban hành các quy chế ứng xử của công chức trong hệ thống hành chính. Quy chế nêu rõ cách ứng xử của công chức với nhân dân, ứng xử giữa công chức với nhau và ứng xử trong gia đình và ứng xử nơi công cộng.“Tổng Bí thư lúc nào làm việc với Hà Nội cũng nhắc: “Là người Thủ đô, làm thế nào cho xứng đáng là người dân Thủ đô”. Người dân cả nước nhìn vào Thủ đô. Bác Hồ trước đây cũng dặn chúng ta như vậy, cả nước nhìn vào chúng ta. Vì thế, chúng ta phải phấn đấu thế nào để xứng đáng là người dân của Thủ đô”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.Chính vì vậy, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, trong cách ứng xử, trong nếp văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa, cả thành phố cần phải nỗ lực hơn nữa. Bởi theo ông, không phải chỉ có vấn đề “cơm áo gạo tiền” mới quan trọng, mà vấn đề xây dựng, duy trì, phát triển đời sống văn hóa còn quan trọng hơn nhiều. Bởi điều đó quyết định sự phát triển bền vững và phát huy được truyền thống tốt đẹp của đất nước.

Quang Phong/Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.