Bỉ xác nhận trường hợp nhiễm biến thể Covid-19 Omicron mới đầu tiên

Chuyên gia Marc Van Ranst cho biết một mẫu xét nghiệm đã được xác nhận là biến thể mới Omicron (B.1.1.529) của Covid-19 thu được từ một du khách trở về từ Ai Cập vào ngày 11/11.
Bỉ xác nhận trường hợp nhiễm biến thể Covid-19 Omicron mới đầu tiên

Bỉ đã xác nhận một trường hợp biến thể mới đầu tiên, theo công bố của một trong những nhà virus học hàng đầu đất nước.

Ông Marc Van Ranst, nhà virus học làm việc với Viện Nghiên cứu Y khoa Rega, cho biết một mẫu xét nghiệm đã được xác nhận là biến thể mới B.1.1.529 của Covid-19 thu được từ một du khách trở về từ Ai Cập vào ngày 11/11. Bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng vào ngày 22/11.

Bộ trưởng Y tế Bỉ Frank Vandenbroucke nói với các phóng viên rằng người này chưa được tiêm chủng vaccine, theo Reuters.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, biến thể này được phát hiện trong một số lượng nhỏ mẫu xét nghiệm ở Nam Phi. Cũng có báo cáo vào sáng 26/11, một số trường hợp đã được tìm thấy ở Israel và Hồng Kông.

Nhà khoa học Tulio de Oliveira cho biết biến thể Omicron (B.1.1.529) chứa 30 đột biến đối trong loại protein cho phép virus xâm nhập vào cơ thể. 

Chủng virus mới có tổng cộng khoảng 50 đột biến, trong đó có 10 đột biến đối với vùng liên kết của thụ thể, phần virus tiếp xúc đầu tiên với tế bào. Delta, biến thể nguy hiểm chiếm 99% các trường hợp mắc bệnh Covid-19 trên thế giới hiện nay, chỉ có hai đột biến đối với vùng liên kết của thụ thể.

Các quan chức y tế cảnh báo rằng đột biến này có thể dẫn đến khả năng kháng và truyền kháng thể, hạn chế hiệu quả của các loại vaccine. WHO đã triệu tập một cuộc họp vào 26/11 để xác định xem phương pháp điều trị và vaccine nào có thể bị ảnh hưởng bởi biến thể mới.

Châu Âu đã chứng kiến ​​hơn 2,4 triệu trường hợp Covid-19 mới trong tuần kết thúc vào ngày 21/11, tăng 11% so với bảy ngày trước đó, theo cập nhật dịch tễ học gần đây nhất của WHO. Châu Âu chiếm tới 67% các trường hợp Covid-19 được báo cáo trên toàn cầu trong khoảng thời gian đó, WHO đo lường.

Bỉ đã thắt chặt các hạn chế trong tuần này để ngăn chặn sự lây lan của virus, yêu cầu mọi người phải làm việc tại nhà bốn ngày một tuần cho đến giữa tháng 12. Áo đã bắt đầu “lockdown” lần thứ tư vào đầu tuần này, với điều luật bắt buộc tất cả người dân phải tiêm chủng đầy đủ vaccine kể từ 1/2/2022. 

Slovakia đã tiếp tục với kế hoạch “lockdown” trong hai tuần, đóng cửa các nhà hàng và một số cơ sở kinh doanh với hy vọng kiềm chế đợt bùng phát Covid-19 mới nhất, Reuters đưa tin. Hà Lan cũng đã đóng cửa một phần quốc gia vào 27/11, yêu cầu một số công ty đóng cửa sớm và hạn chế sự kiện thể thao trong ba tuần.

Vương quốc Anh đã tạm dừng các chuyến bay từ sáu quốc gia từ châu Phi và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu cũng đồng ý tạm ngừng các chuyến du lịch đến và đi từ miền nam châu Phi.

Singapore cũng đang cấm các chuyến bay từ miền nam châu Phi, trong khi đó, Nhật Bản đã tăng cường hạn chế nhập cảnh đối với du khách từ khu vực này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…