BIDV lãi hơn 22.000 tỷ đồng trong năm 2023, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng đột biến

Trong năm 2023, BIDV ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 22.027 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Trong đó, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng gấp 22,2 lần lên mức 3.137 tỷ đồng…

BIDV lãi hơn 22.000 tỷ đồng trong năm 2023, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng đột biến
BIDV lãi hơn 22.000 tỷ đồng trong năm 2023, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng đột biến

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã chứng khoán: BID) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 với thu nhập lãi thuần đạt 14.869 tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, các khoản thu ngoài lãi hầu hết ghi nhận tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 1.616 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng tăng 39,3% lên mức 1.567 tỷ đồng. Ngược lại, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lại giảm còn 11,6 tỷ đồng, tương ứng giảm 61,6% so với quý 4/2022.

Đáng chú ý, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng đột biến gấp 22,2 lần, lên mức 3.137 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lãi 141,3 tỷ đồng. Đồng thời, BIDV cũng ghi nhận khoản lỗ từ hoạt động khác lên đến 676,4 tỷ đồng, trong khi quý 4/2022 lãi 363,6 tỷ đồng.

Trong kỳ, chi phí hoạt động dịch vụ đạt 1.618 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ quý 4/2022. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 6,7% lên mức 4.885 tỷ đồng. Chi phí hoạt động dịch vụ cũng tăng 11,2% so với cùng kỳ, đạt 1.618 tỷ đồng. Cùng với đó, chi phí hoạt động khác tăng gấp 2,4 lần lên hơn 3.084 tỷ đồng.

Kết quả, trong quý cuối cùng của năm 2024, BIDV báo lãi trước thuế đạt 7.886 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 6.190 tỷ đồng, lần lượt tăng 50,3% và 48,9% so với quý 4/2022.

BIDV cho biết, lợi nhuận sau thuế quý 4/2023 tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ do ngân hàng tiếp tục chuyển dịch cơ cấu hoạt động theo hướng bền vững, kiểm soát chất lượng tín dụng theo mục tiêu, giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng so với cùng kỳ.

Lũy kế cả năm 2023, BIDV mang về 27.649 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 20,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 20% lên mức 22.027 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 12/2023, tổng tài sản của BIDV đạt mức 2,3 triệu tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, duy trì danh hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

Dư nợ cho vay khách hàng tăng 16,8% lên mức hơn 1,7 triệu tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng cũng đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm 2022.

Tại thời điểm ngày 31/12/2023, tổng nợ xấu của BIDV ở mức 22.229 226 tỷ đồng, tăng 22,9% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 1,25%.

Về cơ cấu nợ xấu, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) đạt mức hơn 3.693 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng mạnh 109,8% lên 5.667 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đạt 12.868 tỷ đồng, tăng 8,3% so với thời điểm cuối năm 2022.

anh-chup-man-hinh-2024-01-30-luc-211826-8119.png
Thị giá cổ phiếu BID trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 30/1, cổ phiếu BID đóng cửa ở mức 48.450 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của ngân hàng trên thị trường đạt khoảng 276.186 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Việc hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả kiến thức hoạch định tài chính cá nhân không chỉ nâng tầm chất lượng dịch vụ tư vấn bảo hiểm, mà còn góp phần định hình sự phát triển bền vững cho cả nghề nghiệp lẫn ngành bảo hiểm…