Biến thể Delta gây ra bất ổn mới cho đà phục hồi kinh tế toàn cầu

Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế của ngân hàng Barclays thừa nhận những diễn biến xung quanh biến thể Delta đã gây ra những bất ổn mới đối với lộ trình tiến đến sự bình thường hóa kinh tế.
Biến thể Delta gây ra bất ổn mới cho đà phục hồi kinh tế toàn cầu

Nhiều chuyên gia cảnh báo sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đã phủ bóng đen lên triển vọng tăng trưởng, nhưng vẫn còn quá sớm để đoán định thị trường sẽ phản ứng như thế nào.

Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha gần đây đã công bố các biện pháp hạn chế mới nhằm kiềm chế số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh do biến thể siêu lây nhiễm này.

Trong một kết quả nghiên cứu mới đây, Công ty tư vấn Oxford Economics cho biết dù số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu vẫn ở mức khá thấp, nhưng số nước báo cáo sự xuất hiện của biến thể Delta đã tăng lên hơn 100 quốc gia.

Ben May, Giám đốc mảng nghiên cứu vĩ mô toàn cầu của Oxford Economics, cho rằng những lo ngại của thị trường về tác động của biến thể này đối với nền kinh tế toàn cầu là “có lý do," đồng thời cảnh báo chỉ vaccine thôi sẽ không đảm bảo được lộ trình dẫn đến trạng thái bình thường của nền kinh tế một cách thuận lợi.

Ông May nhận định sự gia tăng mạnh số ca nhiễm ở Vương quốc Anh, nơi đã khá thành công với tốc độ triển khai tiêm vaccine, có thể cho thấy biến thể mới sẽ gây thiệt hại cho các nền kinh tế thị trường mới nổi với các chương trình tiêm chủng ít tiến bộ hơn.

Ông Christian Keller, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế của ngân hàng Barclays, cũng thừa nhận rằng những diễn biến xung quanh biến thể Delta đã gây ra những bất ổn mới đối với lộ trình tiến đến sự bình thường hóa kinh tế.

Theo chuyên gia này, một mối lo ngại chung lớn hơn là tốc độ lây nhiễm tăng mạnh của biến thể Delta, kể cả không nguy hiểm đến tính mạng, cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể mới ngày càng có khả năng chống lại các vaccine hiện có. Ấn Độ đã báo cáo một biến thể Delta+ của biến thể Delta và biến thể lambda ở Peru cũng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo.

Ông Keller nhận định kể cả khi những biến thể mới này không làm gia tăng đáng kể tỷ lệ tử vong và nhập viện, chúng có thể gây ảnh hưởng đến niềm tin tiêu dùng và kéo theo đó là nhu cầu của khu vực tư nhân, và nguồn cung lao động.

Tuy nhiên, Barclays nhấn mạnh kể cả khi đà tăng trưởng toàn cầu chững lại ở đây, thì nền kinh tế vẫn sẽ hoạt động mạnh mẽ. Ông Keller cũng cho biết các nhà hoạch định chính sách đang lưu tâm các nguy cơ mới này, trong đó Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - ngân hàng trung ương) đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng, và Barclays dự đoán ngân hàng trung ương các nước khác cũng sẽ cân nhắc các biện pháp thắt chặt chính sách.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...