Bloomberg: Hàng Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ tăng mạnh

Việt Nam hiện là một trong những nguồn nhập khẩu ngày càng lớn của Mỹ tại châu Á trong quý I/2019 và có thể soán ngôi Ý, Pháp, Anh và Ấn Độ trong danh sách các nhà cung cấp lớn nhất của Mỹ, nếu giữ vữ
Bloomberg: Hàng Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ tăng mạnh
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Mỹ, nhập khẩu vào Mỹ từ Việt Nam tăng 40,2% trong 3 tháng đầu năm 2019, so với cùng kỳ năm ngoái.
Bloomberg ngày 28/5 dự đoán, nếu giữ vững đà tăng trưởng này trong cả năm, Việt Nam có thể bỏ xa Ý, Pháp, Anh và Ấn Độ, vươn lên vị trí thứ 7 trong nhóm những quốc gia xuất khẩu hàng đầu tới Mỹ. Theo đó, tổng giá trị xuất khẩu đến Mỹ của Việt Nam có thể đạt 69 tỉ USD.
Trước đây, Việt Nam chỉ đứng thứ 12 trong danh sách này, với giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ đạt 49,2 tỉ USD.
Việt Nam trở nên nổi bật giữa một khu vực có hoạt động xuất khẩu đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cũng như chu kỳ tăng trưởng đối với hàng điện tử đang chậm lại, theo Bloomberg.
Xuất khẩu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) đều suy giảm trong tháng 4, trong khi xuất khẩu Việt Nam tăng 7,5% cũng trong tháng này nếu so với cách đây một năm.
Bloomberg cho rằng động lực chính cho điều đó xuất phát từ nguồn nhân công giá rẻ, môi trường kinh doanh dần được cải thiện đi kèm với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất thế giới.
Ngoài ra, Cục Thống kê Mỹ dự đoán Trung Quốc vẫn giữ vị trí nhà xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ hết năm nay dù xuất khẩu giảm trong quý I. Giá trị hàng hóa xuất khẩu tới Mỹ của Trung Quốc có thể đạt sắp tới vào khoảng 464 tỉ USD.
Theo thống kế của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm nay, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu nhiều nhất các mặt hàng của Việt Nam như dệt may với giá trị 4,42 tỉ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước; giày dép (2 tỉ USD), tăng 13,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng hơn 54% (1,3 tỉ USD); gỗ và sản phẩm gỗ (1,42 tỉ USD), tăng 34,7%.
Liên quan tới kinh tế Việt Nam, trang EETimes Asia vừa đăng bài viết cho rằng với ngành công nghệ đang phát triển nhanh chóng và lực lượng lao động trẻ, có học thức, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm công nghệ của Đông Nam Á.
Tuy nhiên, những cơ hội mới đang mở ra tại Việt Nam không hẳn chỉ là kết quả của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, mà do tác động của Internet đối với thế hệ kỹ sư mới.
TTXVN cho biết, theo bài báo, sản xuất điện tử tại Việt Nam thu hút rất nhiều sự chú ý trong những năm gần đây và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã gia tăng sự quan tâm đối với lĩnh vực này. Dân số trẻ và đầy tham vọng của Việt Nam là một trong những điểm hấp dẫn các tập đoàn đa quốc gia muốn mở rộng sự hiện diện ở Đông Nam Á.
Dân số Việt Nam hiện có độ tuổi trung bình là 30 và 22,5 triệu (25%) dân số Việt Nam ở độ tuổi từ 15-29. Bà Daphne Tien, Phó Chủ tịch phụ trách marketing và phát triển kinh doanh khu vực châu Á-Thái Bình Dương của nhà phân phối linh kiện điện tử Mouser Electronics cho rằng thế hệ trẻ này tạo ra một triển vọng thú vị cho tương lai.
Theo bà Daphne, công ty Mouser chọn Thành phố Hồ Chí Minh để đặt văn phòng mới vì nơi đây có dân số trẻ với trình độ tiếng Anh tốt và rất thích sử dụng Internet. Ngoài ra, còn có rất nhiều công ty khởi nghiệp đang phát triển ở đây.
Những cơ hội mới đang mở ra cho Mouser Electronics tại Việt Nam không phải là kết quả của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung như một số người dự đoán, mà là do tác động của Internet đối với thế hệ kỹ sư mới. Năm 2017, Việt Nam có tỷ lệ truy cập Internet là 50%, trong khi con số này chỉ là 35% ở thời điểm năm 2011.
Mặc dù lạc quan, Việt Nam vẫn là một thị trường nội địa nhỏ, song điều này được dự báo sẽ thay đổi. Từ năm 2000-2018, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trung bình đạt 6,3%. Việc các tập đoàn điện tử như Samsung và LG liên tục đổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới ở thị trường này.
Theo Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…