Bộ Công Thương cảnh báo hiện tượng “không đặt mua vẫn được giao hàng”

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) cảnh báo về hiện tượng người tiêu dùng "bất đắc dĩ" nhận được đơn hàng từ các trang mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử dù họ không đặt hàng từ
Bộ Công Thương cảnh báo hiện tượng “không đặt mua vẫn được giao hàng”

Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, chiêu thức của các đối tượng thường là gửi bưu kiện đến địa chỉ nhà riêng người tiêu dùng với đầy đủ thông tin cá nhân: họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà riêng... 

Thông thường, các đơn hàng này có giá trị nhỏ nên người nhà khi nhận hàng hộ đã trả tiền cho bên vận chuyển mà không kiểm tra sản phẩm.

Ngoài ra, sản phẩm nhận được không đúng như mô tả tại vận đơn giao hàng. Chẳng hạn, bên ngoài bưu phẩm ghi là phụ kiện thời trang, nhưng khi mở ra là một chiếc kẹp giấy, tuýp kem đánh răng hoặc vật dụng có giá trị nhỏ khác, và có người đã phải trả 80.000 đồng phí vận chuyển.

Trước thực tế người mua không đặt hàng nhưng vẫn nhận được đơn hàng đúng địa chỉ, trả cước phí..., đã đặt ra câu hỏi về tính bảo mật thông tin cá nhân của trang thương mại điện tử với các khách hàng từng giao dịch. 

Cục Thương mại điện tử & kinh tế số cho biết "đây là hình thức lừa đảo mới" nên cần có thông tin cụ thể để xem xét kỹ về vụ việc. Cơ quan này cũng yêu cầu các trang thương mại điện tử, đơn vị giao hàng rà soát lại quy trình giao và xác nhận đơn hàng. 

Cơ quan này cũng khuyến cáo người tiêu dùng khi nhận hàng cần thận trọng, xác nhận kỹ về việc có đặt hàng tại webiste thương mại điện tử hay không. Cùng đó,  người mua hàng cũng cần kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi thanh toán để đảm bảo sản phẩm đúng như mô tả tại vận đơn giao hàng.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.