Bộ Công Thương lên kế hoạch giải cứu dự án thép 8.000 tỷ đồng

Đơn vị tư vấn thẩm định giá Dự án đầu tư mở rộng giai đoạn 2 của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên đang được Bộ Công Thương tuyển lựa.
Bộ Công Thương lên kế hoạch giải cứu dự án thép 8.000 tỷ đồng

Kết quả định giá sẽ là cơ sở báo cáo Thủ tướng, đề xuất phương án xử lý với Dự án đầu tư mở rộng giai đoạn 2 và phương án xử lý đối với Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.

Trước đó, dự án Đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Gang thép Thái Nguyên gây chú ý khi “đắp chiếu” nhiều năm vì gặp vướng mắc về vấn đề tài chính. Theo tính toán của Gang thép Thái Nguyên, tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh lên tới 9.031 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ đồng so với số liệu cũ. Trước đó, theo đề nghị của nhà thầu Trung Quốc, dự án này đã tăng vốn từ 3.843 tỷ đồng lên 8.014 tỷ đồng, “đội” lên hơn 2 lần so với ban đầu.

Lý do điều chỉnh đầu tư được đưa ra là biến động giá cả của thị trường và các cơ chế chính sách của Nhà nước. Số vốn "đội" lên so với kế hoạch ban đầu đã được Thủ tướng, Hội đồng quản trị của Gang thép Thái Nguyên phê duyệt.

"Theo tính toán của Gang thép Thái Nguyên, tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh lên tới 9.031 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ đồng so với số liệu cũ.

Dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên gồm 2 gói thầu chính: Gói thầu EPC dây chuyền công nghệ luyện kim khu vực Lưu Xá công suất 500.000 tấn phôi thép một năm và Gói thầu EPC khai thác và tuyển khoáng mỏ sắt Tiến Bộ với công suất 300.000 tấn quặng tinh một năm. Tháng 5/2014, Nhà máy tuyển rửa quặng sắt mỏ Tiến Bộ đã hoàn thành và đưa vào sản xuất. Chỉ còn gói thầu EPC dây chuyền công nghệ luyện kim khu vực Lưu Xá đang dở dang và dừng thi công.

Gói thầu EPC dây chuyền khu vực Lưu Xá được tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế, Nhà thầu trúng thầu là Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (gọi tắt là MCC) với giá trúng thầu gần 161 triệu USD, ký hợp đồng năm 2007 theo hình thức EPC và được khởi công xây dựng vào cuối tháng 9/2007. Tuy nhiên, gói thầu này bị dừng sau đó 2 năm và đến nay chưa thể khởi động lại.

Chỉ đạo tại hội nghị ngành công thương giữa tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định "Chính phủ không thể tiếp tục ném tiền vào Gang thép Thái Nguyên. Còn tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11/2016, Chính phủ giao Bộ Công Thương khẩn trương có giải pháp xử lý đối với 5 dự án đầu tư đầu tư nghìn tỷ nhưng "đắp chiếu", trong đó có dự án giai đoạn 2 mở rộng Gang thép Thái Nguyên; bảo đảm thu hồi tối đa vốn và tài sản của Nhà nước, xác định rõ trách nhiệm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) được thành lập năm 1959, là công ty thuộc sở hữu Nhà nước, trong đó Tổng công ty thép nắm 42,11%, còn lại là SCIC có 35,21%. Công ty có công suất sản xuất thép cán hiện tại đạt 650.000 tấn một năm, doanh thu hàng năm đạt trên 8.000 tỷ đồng, hệ thống phân phối sản phẩm với 5 chi nhánh đặt tại Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, văn phòng bán hàng tại TP HCM.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...