Bộ Giao thông vận tải đề xuất 2 cảng biển đặc biệt

Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Quyết định về việc công bố Danh mục phân loại cảng biển Việt Nam.
Bộ Giao thông vận tải đề xuất 2 cảng biển đặc biệt

Dự thảo nêu rõ, cảng biển đặc biệt là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế; cảng biển loại I là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng; cảng biển loại II là cảng biển có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng; cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bộ Giao thông vận tải đã phân loại cảng biển dựa trên các tiêu chí sau: Về quy mô, cảng biển có quy mô lớn là cảng có khả năng tiếp nhận cỡ tàu từ 30.000 DWT trở lên; cảng biển có quy mô vừa là cảng có khả năng tiếp nhận cỡ tàu từ 10.000 DWT đến dưới 30.000 DWT; cảng biển có quy mô nhỏ là cảng có khả năng tiếp nhận cỡ tàu dưới 10.000 DWT.

Theo dự thảo, có 13 cảng biển loại I gồm: Cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh, cảng biển Thừa Thiên Huế, cảng biển Đà Nẵng, cảng biển Quảng Ngãi, cảng biển Quy Nhơn, cảng biển Khánh Hòa, cảng biển Bình Thuận, cảng biển TP. Hồ Chí Minh, cảng biển Đồng Nai, cảng biển Cần Thơ.

11 cảng biển loại II gồm: Cảng biển Thái Bình, cảng biển Quảng Bình, cảng biển Quảng Trị, cảng biển Quảng Nam, cảng biển Long An, cảng biển Tiền Giang, cảng biển Đồng Tháp, cảng biển Sóc Trăng, cảng biển Hậu Giang, cảng biển An Giang, cảng biển Trà Vinh.

Có 8 cảng biển loại III gồm: Cảng biển Nam Định, cảng biển Phú Yên, cảng biển Ninh Thuận, cảng biển Bình Dương, cảng biển Bến Tre, cảng biển Vĩnh Long, cảng biển Cà Mau, cảng biển Kiên Giang.

Bộ này đề xuất, có 2 cảng biển đặc biệt là: Cảng biển Hải Phòng và Cảng biển Vũng Tàu.

Về vai trò, tầm ảnh hưởng, cảng biển có vai trò phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng là cảng tổng hợp quốc gia, có phạm vi hấp dẫn và chức năng phục vụ việc phát triển của cả nước. 

Cảng biển có vai trò phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng là cảng đầu mối khu vực, có phạm vi hấp dẫn và chức năng phục vụ việc phát triển của nhiều tỉnh, thành phố.

Cảng biển có vai trò phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là cảng tổng hợp địa phương, có phạm vi hấp dẫn và chức năng phục vụ chủ yếu việc phát triển trong phạm vi một tỉnh, thành phố.

Cảng biển trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế là cảng có vai trò phục vụ hàng hóa trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...