Bộ Giao thông vận tải lý giải nguyên nhân thiết kế đường sắt đơn từ cảng Cái Mép - Thị Vải đến Vũng Tàu

Theo quy hoạch đường sắt của Chính phủ phê duyệt, đoạn Thị Vải - Vũng Tàu nhu cầu đến năm 2050 khoảng 0,68 triệu tấn hàng hóa/năm và 7,2 triệu hành khách/năm, tương đương chỉ khoảng 12 đôi tàu/ngày đêm...

Bộ Giao thông vận tải lý giải nguyên nhân thiết kế đường sắt đơn từ cảng Cái Mép - Thị Vải đến Vũng Tàu
Bộ Giao thông vận tải lý giải nguyên nhân thiết kế đường sắt đơn từ cảng Cái Mép - Thị Vải đến Vũng Tàu

Bộ Giao thông vận tải đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc nghiên cứu phương án từ cảng Cái Mép - Thị Vải đến Vũng Tàu, thiết kế đường sắt đôi. Lý do, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao, nếu thiết kế đường đơn sẽ nhanh chóng lạc hậu, không phát huy tối đa phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải cho biết, tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu đóng vai trò quan trọng trong phát triển giao thông vận tải khu vực Đông Nam Bộ.

Dự án cũng giúp hoàn thiện hệ thống giao thông liên vùng, kết nối các phương thức vận tải phục vụ nhu cầu thu gom, giải toả hàng hoá cho cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải và phục vụ vận chuyển hành khách kết nối TP.HCM với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trước đó, tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu có chiều dài khoảng 84 km, khổ 1435mm.

Trong đó, đoạn Biên Hòa - Thị Vải nhu cầu đến năm 2050 khoảng 22,6 triệu tấn hàng hóa/năm và 9,0 triệu hành khách/năm, tương đương chỉ khoảng 75 đôi tàu/ngày đêm được quy hoạch tuyến đường đôi với năng lực vận chuyển lên đến khoảng 120 đôi tàu/ngày đêm.

Còn đoạn Thị Vải - Vũng Tàu nhu cầu đến năm 2050 khoảng 0,68 triệu tấn hàng hóa/năm và 7,2 triệu hành khách/năm, tương đương chỉ khoảng 12 đôi tàu/ngày đêm được quy hoạch tuyến đường đơn với năng lực vận chuyển lên đến 35 đôi tàu/ngày đêm, tức là đã được dự phòng lên 2,9 lần năng lực so với nhu cầu.

Trong quá trình triển khai Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Giao thông vận tải đã giao Cục Đường sắt Việt Nam là cơ quan chủ trì lập điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó sẽ nghiên cứu, rà soát quy hoạch tuyến đường sắt nêu trên.

Do vậy, Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo các cơ quan liên quan của địa phương phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam, đơn vị tư vấn rà soát kỹ lưỡng về nhu cầu vận tải, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2023 của Bộ Chính trị và các quy hoạch có liên quan để trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh nếu đủ điều kiện.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...