Bộ GTVT lên phương án mở lại các đường bay quốc tế

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang lên phương án nối lại một số đường bay quốc tế để trình Thủ tướng phê duyệt.
Bộ GTVT lên phương án mở lại các đường bay quốc tế

Theo đó, Bộ GTVT đã yêu cầu Cục Hàng không nghiên cứu, báo cáo lại Bộ việc nối lại một số đường bay quốc tế trên cơ sở song phương nhằm phục hồi giao thương, thăm thân, du lịch, thương mại, đầu tư. Cục Hàng không cần lên phương án trước ngày 10/6 để trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt.

Trước đó, nhiều chuyên gia về hàng không và du lịch đề xuất sớm nối lại các chuyến bay quốc tế trên cơ sở song phương, trước mắt là với những quốc gia có công tác chống dịch tốt như Australia, New Zealand, Thái Lan.

Hiện Việt Nam vẫn duy trì đóng cửa các đường bay quốc tế trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới và chỉ cấp phép những chuyến bay đưa người Việt từ nước ngoài về tránh dịch.

Theo báo cáo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), từ đầu tháng 5, thị trường hàng không dần hồi phục, số lượng chuyến bay bắt đầu tăng dần, đến nay có khoảng 644 lượt cất hạ cánh/ngày. Trong đó, ngày cao điểm 10.5 có 765 lượt cất hạ cánh. Dự kiến trong tháng 5, sản lượng chuyến bay cất hạ nội địa đạt 60% so với trước dịch.

Cũng theo ACV, hiện tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam đã được kiểm soát tốt, các hoạt động kinh tế - xã hội dần hoạt động trở lại bình thường. Các chuyến bay nội địa đã dỡ bỏ toàn bộ quy định giãn cách hành khách ngồi trên máy bay từ ngày 7/5. Tần suất khai thác các đường bay nội địa hồi phục và dần tăng trưởng trở lại.

Theo số liệu từ Cục Hàng không, lượng khách di chuyển trên các đường bay quốc tế của hàng không Việt đã giảm 97,6% so với cùng kỳ 2019, chỉ đạt mức 78.000 lượt khách. Dịch Covid-19 đã gần như cắt đứt hoàn toàn doanh thu từ thị trường quốc tế của hàng không Việt Nam trong giai đoạn tháng 2 tới tháng 5.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...