Bộ GTVT yêu cầu tăng tốc triển khai những dự án giao thông trọng điểm

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể yêu cầu cuối năm nay, 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 (Mai Sơn – Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây) phải thông xe.
Bộ GTVT yêu cầu tăng tốc triển khai những dự án giao thông trọng điểm

Tại hội nghị giao ban quý III/2022 của Bộ Giao thông Vận tải diễn ra ngày 27/9 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể yêu cầu cuối năm nay,  4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 (Mai Sơn – Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây) phải thông xe.

Hiện nay thời tiết đã chuyển vào mùa khô, do đó Ban quản lý dự án phải chỉ đạo tất cả các nhà thầu phải quyết tâm vượt khó, tổ chức thi công “3 ca, 4 kíp”, hoàn thành đúng tiến độ theo yêu cầu của Chính phủ. Song hành với đó phải đảm bảo chất lượng dự án, phát huy hiệu quả đầu tư.

Đối với dự án sân bay quốc tế Long Thành, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay, hiện công tác thi công đất đạt được 15 - 16 triệu m3 nhưng vẫn chậm so với tiến độ yêu cầu do ảnh hưởng thời tiết. Từ này đến tháng 6/2023 chỉ còn 9 tháng, các nhà thầu phải xong toàn bộ với 110 triệu m3 đất.

“Tính đến nay, 1.545 cọc khoan nhồi của toàn bộ nhà ga cũng đã hoàn thành. Các đơn vị cũng cần khẩn trương khởi công nhà ga vào cuối tháng 11/2022. Đường băng sân bay Long Thành cũng phải được khởi công vào cuối năm 2022”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo.  

Riêng công trình khởi công nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu không thể chậm trễ, phải khởi công vào đầu tháng 10/2022.

Đánh giá dự án cao tốc giai đoạn 2 hiện đã bám sát tiến độ rất tốt, Bộ trưởng đề nghị các Ban quản lý dự án phải bám lộ trình đến 31/10/2022 phải xong thiết kế dự án, chậm nhất đến 15/11/2022 phê duyệt toàn bộ dự toán của dự án, sẵn sàng khởi công toàn bộ 12 dự án thành phần vào cuối tháng 12/2022 theo yêu cầu của Chính phủ.

Về kết quả giải ngân các dự án giao thông, ông Lưu Quang Thìn, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, năm 2022, Bộ Giao thông Vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao 50.327 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công. Đây là khối lượng giải ngân được giao lớn nhất từ trước đến nay.

Dự kiến, đến hết tháng 9/2022, Bộ Giao thông Vận tải giải ngân khoảng 27.027 tỷ đồng, đạt 53,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (gồm 2.933 tỷ đồng vốn nước ngoài, đạt 60,1% và 24.094 tỷ đồng vốn trong nước, đạt 53%).

Kết quả giải ngân hết tháng 9/2022 vẫn duy trì ở mức cao hơn bình quân chung của các bộ, cơ quan trung ương và bình quân chung cả nước (47%), nhưng chậm so với kế hoạch đã đề ra khoảng 670 tỷ đồng và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (61%). Từ nay tới cuối năm, Bộ Giao thông Vận tải cần tiếp tục giải ngân khoảng 23.301 tỷ đồng (46,3%).

Như vậy, trong quý IV/2022, Bộ Giao thông Vận tải cần giải ngân khoảng 21.000 tỷ đồng và giải ngân khoảng 2.300 tỷ đồng trong tháng 1/2023. Các nhóm dự án cần tập trung giải ngân, gồm: 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 cần giải ngân khoảng 8.335 tỷ đồng (chủ yếu cho cho công tác giải phóng mặt bằng).11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 cần giải ngân khoảng 5.106 tỷ đồng. Các dự án ODA cần giải ngân khoảng 2.780 tỷ đồng

Xem thêm

NovaGroup bảo lãnh cho Novaland vay hơn 587 tỷ đồng

NovaGroup bảo lãnh cho Novaland vay hơn 587 tỷ đồng

Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – Mã chứng khoán: NVL) vừa công bố Nghị quyết của HĐQT về việc phê duyệt 2 khoản vay với trị giá hơn 587 tỷ đồng, đồng thời rót thêm 350 tỷ vào Công ty TNHH Bất động sản Gia Đức.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...