Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù chỉ định thầu về hạ tầng giao thông và y tế

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù chỉ định thầu về hạ tầng giao thông và y tế

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc chỉ định thầu theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội. người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chỉ định thầu phải tổ chức kiểm tra, giám sát lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, tiêu cực và có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu quả của việc chỉ định thầu.

Quy trình chỉ định thầu thực hiện theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Thủ tục chỉ định thầu phải hoàn thành trước ngày 31/12/2023.

Chủ đầu tư, bên mời thầu có trách nhiệm thực hiện quy trình chỉ định thầu theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo nhà thầu được lựa chọn có đủ năng lực, kinh nghiệm, giải pháp kỹ thuật khả thi đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ, hiệu quả, tuyệt đối không để xảy ra thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện. 

Trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu, trường hợp có vướng mắc, vượt thẩm quyền giải quyết, các bộ, ngành, địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hướng dẫn theo thẩm quyền, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.

Theo quy định tại điều 55 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, quy trình chỉ định thầu thông thường gồm 5 bước: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; Tổ chức lựa chọn nhà thầu; Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu; Hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Về chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật.

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu, hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

Về tổ chức lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu phát hành cho nhà thầu đã được xác định. Theo đó, nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

Đối với việc đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện bởi Tổ chuyên gia theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ.

Bên cạnh đó, việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu dựa trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu; trong đó, nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của Tổ chuyên gia.

Có thể bạn quan tâm