Bổ sung 19.570 tỷ đồng cho 10 bộ, cơ quan trung ương, 36 địa phương

Nghị quyết số 584/NQ-UBTVQH15 quyết định bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương trong nước hơn 19.570 tỷ đồng cho 10 bộ, cơ quan trung ương và 36 địa phương để thực hiện nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Bổ sung 19.570 tỷ đồng cho 10 bộ, cơ quan trung ương, 36 địa phương

Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới ban hành Nghị quyết số 584/NQ-UBTVQH15 về việc điều chỉnh, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Về bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương năm 2022 từ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết quyết định bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương trong nước hơn 19.570 tỷ đồng cho 10 bộ, cơ quan trung ương và 36 địa phương để thực hiện nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Nghị quyết bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương trong nước hơn 18.584 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ: hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, hỗ trợ lãi suất, cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Về điều chỉnh dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương năm 2022, Nghị quyết quyết định giảm dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương trong nước hơn 2.925 tỷ đồng của 9 bộ, cơ quan trung ương và 2 địa phương để bổ sung dự toán tương ứng cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Nghị quyết giảm dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài hơn 424 tỷ đồng của 2 bộ và 3 địa phương để bổ sung dự toán 209,988 tỷ đồng cho 6 địa phương.

Số vốn điều chỉnh giảm còn lại là 214,414 tỷ đồng, giao Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định khi đáp ứng đủ điều kiện bổ sung dự toán theo quy định.

Về tổ chức thực hiện, Nghị quyết giao Chính phủ chỉ đạo thực hiện điều chỉnh, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương năm 2022 cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội, bảo đảm đúng mục đích, đạt hiệu quả. Chính phủ chịu trách nhiệm về các thông tin số liệu, danh mục dự án và mức vốn bố trí cho từng nhiệm vụ, dự án theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, giám sát, kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết này.

Xem thêm

Hơn 3 tỷ USD dòng vốn ngoại chảy vào bất động sản

Hơn 3 tỷ USD dòng vốn ngoại chảy vào bất động sản

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/8, tổng vốn đầu tư trực tiếp ước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 16,8 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Bổ sung thêm hơn 19.570 tỷ đồng cho đầu tư công trung hạn

Bổ sung thêm hơn 19.570 tỷ đồng cho đầu tư công trung hạn

Theo Nghị quyết mới được ban hành của UBTV Quốc hội, hơn 19.570 tỷ đồng được dự chi bổ sung cho 10 Bộ, cơ quan trung ương và 36 địa phương để thực hiện nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...