Bộ Tài chính đề xuất giảm gần 12.000 tỷ đồng tiền thuế cho 6 loại xăng dầu

Bộ Tài chính dự kiến đề xuất điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường từ 500 – 1000 đồng/lít/kg đối với 6 loại hàng hóa xăng, dầu, mỡ nhờn.
Bộ Tài chính đề xuất giảm gần 12.000 tỷ đồng tiền thuế cho 6 loại xăng dầu

Ngày 3/3, Bộ Tài chính đã có công văn số 2068/BTC-CST gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội xăng dầu xin ý kiến đối với hồ sơ dự án Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022.

Theo đó, Bộ Tài chính dự kiến đề xuất điều chỉnh giảm mức thuế BVMT từ 500 – 1000 đồng/lít/kg đối với 6 loại hàng hóa xăng, dầu, mỡ nhờn.

Cụ thể: Giảm 1.000 đồng/lít đối với xăng (trừ etanol), giảm 500 đồng/lít/kg đối với dầu diesel, dầu hỏa, mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn.

Bộ Tài chính dự kiến, nếu thời gian giảm thuế BVMT có hiệu lực từ ngày 01/4/2022, số thu thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ giảm sẽ khoảng 11.982 tỷ đồng.

Đồng thời, nếu giá bán lẻ xăng dầu trong nước ổn định ở mức hiện tại trong 9 tháng còn lại của năm 2022 thì ước tác động của biện pháp giảm thuế giúp giảm CPI bình quân năm 2022 khoảng 0,67%.

Việc giá dầu thô thế giới cũng như giá xăng dầu thành phẩm tăng cao sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế do chi phí nguyên vật liệu tăng cao, trong đó có xăng dầu (theo Tổng cục Thống kê thì chi phí xăng dầu chiếm khoảng 37% tổng chi phí nguyên vật liệu của cả nền kinh tế).

Bên cạnh đó, việc giá xăng dầu tăng cũng có tác động lớn đến doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực vận tải, lĩnh vực sản xuất sử dụng xăng dầu làm nguyên liệu đầu vào do xăng dầu chiếm tỷ trọng cao và tác động mạnh vào giá thành sản xuất.

Hệ quả của việc xăng dầu tăng giá sẽ tác động làm tăng giá cả hàng hóa, chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ tăng lên và tạo áp lực lên lạm phát, ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê về chỉ số giá tiêu dùng CPI và lạm phát cơ bản trong tháng 2/2022 thì việc giá xăng dầu trong nước điều chỉnh tăng 4 đợt là một trong những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng CPI 2 tháng đầu năm 2022 tăng bình quân 1,68% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 0,67%, trong đó: giá xăng dầu trong nước bình quân 2 tháng tăng 45,3% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,63 điểm phần trăm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nestlé đã hưởng lợi khổng lồ từ việc bán nước lọc với giá nước khoáng thiên nhiên

Đang vướng lùm xùm "Kiểm nghiệm lâm sàng" ở Việt Nam, Nestlé nhận thêm tin dữ từ Pháp

Ngày 20/5 một Ủy ban của Thượng viện Pháp công bố báo cáo nêu rõ Nestlé đã che giấu có chủ đích những sai phạm trong quy trình xử lý nước khoáng Perrier. Tại Việt Nam, Cục An toàn thực phẩm cũng đã yêu cầu làm rõ quảng cáo sản phẩm Nestlé Milo "được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng"...

Vàng lấy lại đà tăng

Vàng lấy lại đà tăng

Giá vàng trong nước và thế giới bật tăng trở lại trong phiên đầu tuần cho thấy vai trò trú ẩn của vàng lại được củng cố...

Văn hoá cà phê thời đại mới

Văn hoá cà phê thời đại mới

Giữa nhịp sống hối hả của Tokyo, New York hay Sài Gòn, các quán cà phê nay không chỉ là nơi phục vụ đồ uống, mà còn trở thành chốn dừng chân quen thuộc để khách hàng tìm kiếm sự thư giãn, không gian làm việc sáng tạo và điểm hẹn kết nối...

Khám phá câu chuyện văn hóa, “thưởng” trọn cảm xúc qua ly cà phê Việt

Khám phá câu chuyện văn hóa, “thưởng” trọn cảm xúc qua ly cà phê Việt

Giữa nhịp sống hối hả, tách cà phê không đơn thuần chỉ là một thức uống khơi gợi giác quan, mà việc lựa chọn một quán cà phê để thưởng thức đã trở thành một hành động mang đậm dấu ấn cá nhân và xu hướng trải nghiệm của mỗi khách hàng, đặc biệt là với những người trẻ…