Bộ Tài chính không đồng ý giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

Theo Bộ Tài chính, xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo cần phải sử dụng tiết kiệm nên các nước đều thu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bộ Tài chính không đồng ý giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

Sau khi lấy ý kiến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Chính phủ trình Quốc hội.

Có ý kiến đề nghị xem xét nghiên cứu, đánh giá tác động của chính sách miễn giảm toàn bộ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng trong trường hợp giá xăng trên thế giới tăng cao bất thường.

Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt thì chỉ thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng, không thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dầu các loại. Mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng là 10%, xăng E5 là 8% và xăng E10 là 7%.

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt không quy định giảm thuế, miễn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trong khi mặt hàng xăng là đối tượng phải chịu thuế.

Về thẩm quyền, việc thực hiện điều chỉnh đối với thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên phải trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Cũng theo Bộ Tài chính, xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo cần phải sử dụng tiết kiệm nên hầu hết các nước đều thu thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng.

Như tại Pháp đang áp dụng 0,6629 EUR/lít đối với xăng E10 và 0,6829 EUR/lít đối với xăng khoáng; Đức áp dụng 0,3545 EUR/lít; Italy thu 0,4784 EUR/lít; Hàn Quốc áp mức 311 Won/lít thuế tuyệt đối và thuế tỷ lệ 15%; Australia thu 0,221 AUD/lít; Singapore thu 0,41 SGD/lít; Trung Quốc thu 1,52 Nhân dân tệ/lít, tương đương tỷ lệ 15,6%; Campuchia thu thuế suất 15%; Lào áp dụng thuế suất 16%...

"Như vậy, mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với xăng của Việt Nam hiện ở mức trung bình thấp so với các nước, đặc biệt thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới như Lào, Campuchia, Trung Quốc", Bộ Tài chính đánh giá.

Hơn nữa, theo Bộ Tài chính, thuế tiêu thụ đặc biệt là sắc thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng vì có hại cho sức khoẻ (thuốc lá, rượu, bia...), cần tiêu dùng tiết kiệm (xăng gốc hóa thạch) hoặc hàng hóa, dịch vụ cao cấp cần điều tiết thu nhập (ôtô, máy bay, du thuyền, chơi golf...).

Ngoài ra, việc quyết định điều chỉnh đối với thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên phải trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Quốc hội quyết định: Giảm tối đa 50% mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng (bao gồm cả xăng E5, E10) và giảm tối đa 50% mức thuế giá trị gia tăng đối với xăng các loại, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn.

Giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định mức giảm cụ thể thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu cũng như thời gian áp dụng giảm thuế cụ thể trong trường hợp giá xăng, dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tăng cao hoặc vẫn ở mức cao, tác động đến chỉ số lạm phát, kinh tế vĩ mô, sinh kế, đời sống người dân và tăng trưởng kinh tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...