Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tăng chi phí đưa xăng dầu về cảng

Bộ Tài chính cho biết sẽ tăng chi phí đưa xăng dầu về cảng Việt Nam đối với nguồn xăng dầu nhập khẩu để tính giá cơ sở xăng dầu

Cụ thể, trong văn bản gửi Bộ Công Thương ngày 8/11, Bộ Tài chính cho biết, từ kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 11/11, Bộ Tài chính sẽ tăng chi phí đưa xăng dầu về cảng Việt Nam.

Cụ thể, mức chi phí đối với xăng nền để phối trộn xăng E5RON92 là 640 đồng/lít; xăng RON95 là 1.280 đồng/lít; Dầu diesel 0,05S là 730 đồng/lít; dầu hỏa là 1.740 đồng/lít; dầu mazut là 180cst 3,5S là 1.200 đồng/kg. 

Với phương án trên, chi phí đưa xăng dầu về cảng Việt Nam tăng thêm 290 đồng/lít với xăng nền pha chế xăng E5 và tăng 560 đồng/lít với RON95, tăng 160 đồng/lít với dầu diesel 0,05S.

tăng chi phí đưa xăng dầu về cảng
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tăng chi phí đưa xăng dầu về cảng.

Quyết định tăng chi phí của Bộ Tài chính diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp đầu mối đang "than vãn" vì tình trạng các loại chi phí quá lớn, khiến doanh nghiệp đầu mối kinh doanh trong tình trạng thua lỗ.

Hệ quả, đã diễn ra tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ tại Hà Nội và TP. HCM do các doanh nghiệp bán lẻ không muốn rơi vào tình trạng "càng bán càng lỗ".

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cho rằng, tổng hợp các báo cáo chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng và chi phí kinh doanh định mức của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cho biết Premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng không phát sinh đột biến như khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam.

Mặt khác, các khoản chi phí mới được điều chỉnh tăng ngày 7/10/2022 và sẽ được tiếp tục rà soát, đánh giá theo định kỳ vào cuối năm 2022, thông báo áp dụng vào ngày 10/1/2023. Vì vậy, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi rà soát căn cứ trên báo cáo của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và công bố điều chỉnh vào ngày 10/1/2023 theo đúng quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Thông tư số 104/2021/TT-BTC. 

Đối với chi phí kinh doanh định mức, do tính chất của khoản chi phí này phụ thuộc vào khâu tổ chức vận hành của cả hệ thống, từ công ty mẹ đến các đơn vị trực thuộc và một số tác động từ chính sách (lương, tiền thuê đất, tỷ giá,... ) nên Bộ Tài chính cho rằng, phải sau khi năm tài chính kết thúc mới phản ánh được đầy đủ và mới có đủ cơ sở để rà soát, đánh giá diễn biến.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...