Bộ Tài chính: Tăng lương từ 1/1/2023 sẽ khó kiểm soát lạm phát

Bộ Trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng tăng lương từ 1/1/2023 sẽ tạo tâm lý tăng lương sẽ tăng giá, từ đó gây áp lực lên điều hành giá, khó kiểm soát lạm phát.
Tăng lương cơ sở

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã có những giải trình liên quan đến đề xuất của các Đại biểu quốc hội về thực hiện tăng lương cơ sở từ 1/1/2023 thay vì 1/7/2023 như đề xuất.

Theo đó, Bộ Tài chính khẳng định cải cách tiền lương (trong đó có tăng lương) là nhiệm vụ chính trị, xã hội quan trọng, cấp thiết.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nguy cơ lạm phát cao do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, biến động giá cả xăng dầu... như hiện nay, cải cách chính sách tiền lương cũng như tăng lương cơ sở cần được thực hiện một cách thận trọng, hài hòa với các mục tiêu điều hành kinh tế- xã hội nói chung.

Với thời điểm 1/1/2023 - thời điểm đầu năm gần với tết dương lịch và âm lịch - nhu cầu mua sắm sử dụng hàng hóa dịch vụ của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh. Do đó, nếu thực hiện tăng lương vào thời điểm này sẽ gây thêm sức ép lên điều hành giá, gây khó khăn cho việc kiểm soát lạm phát.

Còn đối với thời điểm đề xuất 1/7/2023, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, với mức tăng lương lên 1,8 triệu đồng/tháng cơ bản bù đắp được trượt giá trong thời gian qua.

Chưa kể, tại các báo cáo dự toán NSNN năm 2023 trình Quốc hội, Chính phủ đã báo cáo nhu cầu và nguồn tích lũy để thực hiện tăng lương theo quy định. 

Về kiến nghị điều chỉnh tăng trợ cấp cho người có công, trợ cấp bảo trợ xã hội cần đảm bảo cao hơn chuẩn nghèo đô thị, Bộ Tài chính cho rằng chuẩn nghèo khu vực nông thôn có thu nhập bình quân đầu người dưới 1,5 triệu đồng/tháng, so với mức cũ là dưới 700.000 đồng/tháng (tăng 2,15 lần). 

Theo quy định, đây chỉ là tiêu chí, điều kiện để được hưởng các chính sách hiện hành hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo (không phải là mức thực được hưởng), thời gian áp dụng đến hết năm 2025.

Việc so sánh chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công năm 2023 với chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025 là chưa đồng chất và cần được xem xét kỹ.

Theo dự thảo mới, mức trợ cấp người có công dự kiến điều chỉnh tăng 20,8% từ 1/7/2023 cũng là mức tăng khá.

Ngoài ra, chuẩn trợ cấp bảo trợ xã hội mới được điều chỉnh năm 2021 theo nghị định số 20/2021 có hiệu lực từ 1/7/2021 đã có mức tăng khá (tăng 33,3% từ mức 270.000 đồng/tháng lên mức 360.000 đồng/tháng).

Xem thêm

8 hiệp hội kiến nghị lùi thời điểm tăng lương tối thiểu

8 hiệp hội kiến nghị lùi thời điểm tăng lương tối thiểu

Các hiệp hội nêu lý do trong hai năm 2020 và 2021 dịch bùng phát đã tác động nghiêm trọng đến doanh nghiệp, làm họ khó khăn, kiệt quệ nên việc lùi thời điểm áp dụng tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị tốt nhất.
Kiến nghị tăng lương từ 1/1/2023

Kiến nghị tăng lương từ 1/1/2023

Sáng 27/10, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương cơ sở sớm hơn 6 tháng, áp dụng từ 1/1/2023 thay vì 1/7/2023

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...