Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Chi phí, định mức, đơn giá bảo quản… xăng dầu chưa phù hợp với thực tế!

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, các quy định về kinh doanh xăng dầu đã bộc lộ những điểm hạn chế cần phải khắc phục, trong đó đặc biệt là chi phí, định mức, đơn giá bảo quản… xăng dầu chưa phù hợp với thực tế.

Tin từ Bộ Công Thương cho biết, ngày 19/10, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Hồng Diên và Đoàn công tác của bộ này đã có buổi làm việc với Công ty Xăng dầu khu vực II thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

Đây là buổi làm việc thứ hai sau chuyến thị sát đối với doanh nghiệp này ở khu vực phía Bắc nhằm nắm bắt tình hình thực tế về công tác dự trữ xăng dầu, bảo đảm nguồn cung trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trước những biến động của những ngày giữa tháng 10 trên thị trường và một số tỉnh khu vực phía Nam, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng thời, nhằm khảo sát hiện trạng cơ sở vật chất; nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong công tác dự trữ xăng dầu, bảo đảm nguồn cung và các kiến nghị của doanh nghiệp với nhà nước.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Diên khẳng định: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược nên vấn đề dự trữ và cung ứng bảo đảm nguồn cho thị trường là vô cùng quan trọng. Phải nắm được điều này để chúng ta có thể đưa ra biện pháp giải quyết tận gốc.

Theo Bộ Trưởng Bộ Công Thương, các quy định về chi phí, định mức, đơn giá bảo quản…xăng dầu chưa phù hợp với thực tế
Theo Bộ Trưởng Bộ Công Thương, các quy định về chi phí, định mức, đơn giá bảo quản…xăng dầu chưa phù hợp với thực tế

Theo ông Diên, mới đây, Ban cán sự Đảng Chính phủ đã chính thức có Nghị quyết giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành để xem xét, rà soát lại các quy định về lĩnh vực quản lý kinh doanh xăng dầu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, dù Chính phủ mới điều chỉnh các quy định năm 2021 (Nghị định 95), nhưng đến nay đã bộc lộ những điểm hạn chế cần phải khắc phục. Các vấn đề về dự trữ xăng dầu quốc gia do phương thức quản lý, chủng loại, lượng dự trữ... cũng còn nhiều bất cập, chưa thật rõ ràng, còn lẫn lộn giữa dự trữ Nhà nước với dự trữ thương mại.

Đặc biệt là các vấn đề về các chi phí, định mức, đơn giá bảo quản… còn chưa phù hợp với thực tế.

Từ thực tế trên, Bộ trưởng Diên đề nghị lãnh đạo các Cục, Vụ của Bộ cùng Tập đoàn Petrolimex và Công ty Xăng dầu Khu vực II trao đổi, tìm ra giải pháp để tham mưu hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật và hoàn chỉnh hơn nữa những chế tài xử lý đối với các trường hợp không chấp hành các quy định của pháp luật, cố tình gây khó, làm rối thị trường cung ứng xăng dầu.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 326/TB-VPCP ngày 12/10/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về tình hình quản lý và điều hành xăng dầu cho thị trường trong nước.

Tại thông báo, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/ 2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu; báo cáo Chính phủ trong tháng 10/2022.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...