Sẽ xử lý hình sự hành vi đầu cơ, trục lợi của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Bộ Công an cho biết, thời gian tới sẽ xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh xăng dầu có hành vi găm hàng, đầu cơ thu lợi bất chính. Đặc biệt, sẽ xử lý hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành.

Theo Bộ Công an, thời gian qua đơn vị nhận được phản ánh về tình trạng tại TP Hồ Chí Minh, nhiều cửa hàng xăng dầu đã đóng cửa, treo biển hết xăng hoặc bán hạn chế. Việc này được cho là do nguồn cung đầu vào bị thiếu hoặc cũng có khả năng một số cửa hàng găm hàng để chờ xăng lên giá nhằm trục lợi.

Bộ Công an cho biết, tại Điều 15 Luật Giá thì mặt hàng xăng, dầu thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Đối với hành vi găm hàng, chờ lên giá để trục lợi của các cửa hàng xăng dầu tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bộ Công an sẽ xử lý hình sự hành vi đầu cơ, trục lợi của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
Bộ Công an sẽ xử lý hình sự hành vi đầu cơ, trục lợi của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Về xử lý hình sự, theo khoản 1 Điều 196 (Tội đầu cơ) Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính sẽ bị phạt tiền, phạt tù.

Trường hợp, nếu đối tượng mua vét hàng hóa tại thời điểm giá xăng, dầu tăng, sau đó bán lại thu lời bất chính là hành vi Đầu cơ, cụ thể: Phạm tội trong trường hợp hàng hóa trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng; thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm.

Phạm tội trong trường hợp hàng hóa trị giá 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Đối với pháp nhân thương mại quy định tại Điều này, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 9 tỷ đồng, bị cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.

Từ những căn cứ trên, thời gian tới Bộ Công an sẽ xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh xăng dầu có hành vi găm hàng, đầu cơ thu lợi bất chính. Tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét xử lý hành chính, áp dụng thêm các hình phạt bổ sung như tước giấy phép thì nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xem xét xử lý tội đầu cơ.

Xem thêm

Còn xăng nhưng không bán: Vì sao không xử lý Hình sự?

Còn xăng nhưng không bán: Vì sao không xử lý Hình sự?

Trong quá trình kiểm tra kiểm soát thị trường, lực lượng chức năng một số tỉnh đã ghi nhận nhiều cây xăng còn xăng nhưng lại tạm ngừng hoạt động, điều này làm ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến thị trường cũng như tâm lý của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...