Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo tập trung chống buôn lậu xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia yêu cầu các lực lượng chức năng thuộc Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trong những tháng cuối năm 2022 tập trung chống buôn lậu xăng dầu.

Phát biểu tại Hội nghị giao ban công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quý 3 năm 2022, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn nhiều diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc tiếp thu, tập trung chỉ đạo quyết liệt, chủ động nắm chắc tình hình, triển khai nhiều biện pháp công tác để tập trung triệt phá các đường dây ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Bộ trưởng Phớc thông tin, chỉ tính riêng quý 3/2022, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý  42.776 vụ việc vi phạm; Thu nộp ngân sách nhà nước 3.938 tỷ đồng, khởi tố 94 vụ, 220 đối tượng.

Đánh giá của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho thấy, nhiều vụ việc vi phạm đã được lực lượng chức năng xử lý kịp thời, đúng đối tượng, mang tính răn đe cao, không để xảy ra điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Nhưng, trong hoạt động kinh doanh, các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử vẫn còn diễn ra phức tạp, nhu cầu của người dân mua hàng trên không gian mạng gia tăng. Các đối tượng kinh doanh lợi dụng để bán hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ trên không gian mạng nên việc xác minh, truy tìm xử lý vụ việc còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt kinh doanh trên mạng xã hội, do thiếu cơ sở pháp lý.

Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các lực lượng tập trung chống buôn lậu xăng dầu
Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các lực lượng tập trung chống buôn lậu xăng dầu

Các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên tuyến biên giới phía Bắc qua các đường mòn, lối mở, lợi dụng trao đổi hàng hoá cư dân biên giới giảm mạnh. Tuy nhiên, các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại thay đổi phương thức thủ đoạn bằng việc trà trộn vào hàng hoá nhập khẩu.

Các đối tượng lợi dụng các thủ đoạn kinh doanh hàng nhập lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, xé lẻ, trà trộn với hàng hóa khác, sử dụng hóa đơn chứng từ khống, sản phẩm nước ngoài thay nhãn mác cơ sở sản xuất trong nước; lợi dụng sự thiếu cập nhật thông tin của người tiêu dùng, các đối tượng đã lựa chọn các mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao để sản xuất, buôn bán hàng giả....

Bộ trưởng Phớc dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả từ nay đến cuối năm có chiều hướng gia tăng trên tất cả các tuyến, lĩnh vực, địa bàn, nhất là dịp Tết Nguyên đán đặt ra cho công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ có nhiều khó khăn.

Do đó, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương: Triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.

Xây dựng chương trình, kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương về việc thực hiện các văn bản chỉ đạo đã đề ra trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua đường hàng không…

Bộ trưởng Phớc lưu ý, cần tập trung chống buôn lậu xăng dầu phải gắn với tái cơ cấu, sắp xếp bộ máy. Theo đó, các cây xăng dán tem thu thuế đầy đủ, tăng cường rà soát, kịp thời phát hiện các chip gian lận xăng dầu bán lẻ, ảnh hưởng người người tiêu dùng...

Bên cạnh đó, tập trung kiểm soát chặt tình trạng buôn lậu vàng, vận chuyển trái phép ngoại tệ qua biên giới...

Các Bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng phải tập trung phân tích tình hình và những vấn đề nổi lên trong thời gian qua, đưa ra các giải pháp mạnh mẽ, thực chất và bài bản.

Cần nâng cao năng lực để nhận diện các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để có các biện pháp đấu tranh ngăn chặn, triệt phá hiệu quả.

Xem thêm

Phó Thủ tướng: Tăng cường chống buôn lậu xăng dầu!

Phó Thủ tướng: Tăng cường chống buôn lậu xăng dầu!

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa có chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu.
Chính phủ chỉ đạo tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Chính phủ chỉ đạo tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa ký ban hành Kế hoạch 92/KH-BCĐ389 ngày 13/9/2022 tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…