Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: "Không có chuyện bảo kê ông Trịnh Xuân Thanh chạy trốn"

Người phát ngôn Chính phủ khẳng định không có hiện tượng bao che, dung túng tội phạm, bảo kê cho ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang) chạy trốn. Chiều 4/10, sự việc ông 
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: "Không có chuyện bảo kê ông Trịnh Xuân Thanh chạy trốn"
Người phát ngôn Chính phủ khẳng định không có hiện tượng bao che, dung túng tội phạm, bảo kê cho ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang) chạy trốn.

Chiều 4/10, sự việc ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang) bỏ trốn ra nước ngoài gây khó khăn cho việc điều tra vụ án thua lỗ xảy ra tại Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam được đặt ra trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ.

"Không có hiện tượng bao che, dung túng tội phạm, bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh chạy trốn", ông Dũng nói.Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (người phát ngôn Chính phủ) cho hay, việc điều tra làm rõ vi phạm của ông Trịnh Xuân Thanh đang được tiến hành, Bộ Công an đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can, Thủ tướng đã chỉ đạo các cơ quan vào cuộc trước việc ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn.

Ông Dũng cho biết thêm, việc để ông Trịnh Xuân Thanh chạy trốn là "ngoài ý muốn", vì với trách nhiệm cán bộ, đảng viên, là người lãnh đạo như ông Trịnh Xuân Thanh thì "không nghĩ là có sự chạy trốn, tránh né tổ chức".

Sai phạm liên quan ông Trịnh Xuân Thanh bị phát giác khi đầu tháng 6/2016, báo chí thông tin về việc Phó chủ tịch Hậu Giang được đưa đón bằng xe tư nhân Lexus LX570 giá 5 tỷ đồng, nhưng gắn biển xanh; tình trạng thua lỗ nặng ở Tổng công ty PVC, nơi ông Thanh từng giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt và dù doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ông Thanh vẫn được bổ nhiệm Phó chủ tịch tỉnh.

Ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự đối với ông Trịnh Xuân Thanh (50 tuổi), để điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thời gian ông Thanh làm lãnh đạo tại đây.

Ông Trịnh Xuân Thanh được cho là rời khỏi Việt Nam khoảng cuối tháng 7. Khi đó ông đã gửi đơn đến tỉnh uỷ Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Ngày 19/8, ông Thanh gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8-2/9) để đi nước ngoài trị bệnh và không rõ tung tích từ đó.

Chiều 16/9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đến Hậu Giang thi hành quyết định khai trừ Đảng, tuy nhiên ông Thanh vắng mặt. Tối cùng ngày, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế với ông này.

Trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Đà Nẵng hôm nay, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cho biết, ông Trịnh Xuân Thanh đã vượt biên trốn ra nước ngoài rồi bay sang châu Âu.

Anh Minh - Võ Hải/Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…