Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Nếu tài sản của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa hợp pháp thì sẽ không thu hồi

Tại cuộc họp báo diễn ra chiều nay (03/08), trả lời về tài sản của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và gia đình, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, nếu tài sản hình thành hợp pháp và chứng minh được rõ ràng
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Nếu tài sản của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa hợp pháp thì sẽ không thu hồi

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, về việc Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa vừa có đơn xin thôi việc, Bộ trưởng, đây là cán bộ diện Ban bí thư quản lý, do vậy khi nào Ban bí thư đồng ý các vấn đề liên quan thì các cơ quan chức năng sẽ thực hiện.

Hiện Thủ tướng đã nhận được báo cáo của Bộ Công Thương cũng như đơn của bà Thoa, và đã giao Bộ trưởng Nội vụ, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương xem xét, đề xuất xử lý.

"Theo quy định hiện hành, cán bộ đang trong quá trình điều tra, xem xét kỷ luật thì không được chấp nhận thôi việc", ông Dũng nói.

Tại kỳ họp thứ 16 vừa qua, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật cảnh cáo đối với bà Hồ Thị Kim Thoa; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện nay của nữ Thứ trưởng.

Cơ quan kiểm tra xác định các vi phạm, khuyết điểm của bà Thoa diễn ra trong thời gian bà giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (từ 1/2004-5/2010).

Theo cơ quan này, những vi phạm, khuyết điểm của bà Hồ Thị Kim Thoa là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật, trong đó có việc mua cổ phần vượt mức quy định; chuyển nhượng cổ phần không đúng quy định của Điều lệ Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang...

Năm 2016, các thành viên gia đình Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sở hữu gần 35% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (Mã CK: DQC), tương đương 700 tỷ đồng tính theo thị giá thời điểm này. Trong đó, riêng bà Thoa nắm gần 1,7 triệu cổ phiếu, tương đương gần 100 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...