Bộ Y tế khẳng định đảm bảo nguồn cung thuốc trên thị trường

Chiều 3/6 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023 để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm cùng một số vấn đề dư luận xã hội quan tâm...
Bộ Y tế
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã thông tin về các giải pháp cho tình trạng thiếu trang thiết bị, thiếu thuốc và bảo đảm triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng.

Thứ trưởng cho biết, thời gian quan, Bộ Y tế đã triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn đối với lĩnh vực trang thiết bị y tế, thiếu thuốc, đặc biệt là thuốc hiếm. Bộ đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 8/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế. Đến nay cơ bản đã giải quyết được tình trạng thiếu trang thiết bị y tế liên quan đến thủ tục nhập khẩu.

Cụ thể, đã gia hạn hiệu lực cho trên 12.500 giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đến hết ngày 31/12/2024. Đối với vấn đề thiếu thuốc đặc biệt chỉ xảy ra với thuốc chuyên khoa, thuốc hiếm, không xác định được nguồn cung với các bệnh ít gặp và không lường trước được số lượng với các loại thuốc điều trị ngộ độc, huyết thanh…

Bộ Y tế cũng đã báo cáo Chính phủ trình Quốc hội Nghị quyết số 80/2023/QH15, trong đó tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2024.

Theo đó từ đầu năm 2023, Bộ đã công bố 4 đợt với tổng số 1.0572 thuốc, trong đó có 8.204 thuốc trong nước và 2.143 thuốc nước ngoài, 225 vaccine sinh phẩm được tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành cho đến hết ngày 31-12-2024. Bộ cũng đã cấp phép cho gần 3.000 thuốc chưa có số đăng ký theo quy định của Luật Dược, hiệu lực 3-5 năm với số mới được cấp, hiện tại, đang có xấp xỉ 22.000 thuốc có giấy đăng ký lưu hành đang còn hiệu lực với khoảng 800 hoạt chất các loại.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: “Hiện nay cơ bản bảo đảm được nguồn cung thuốc trên thị trường. Trong thời gian tới, để tránh tình trạng thiếu trang thiết bị, thiếu thuốc, đặc biệt là thuốc hiếm, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đề xuất sửa đổi một số nội dung để đưa vào dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc mua sắm”.

Về thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung, Bộ cũng đã đề xuất và được Chính phủ đồng ý xây dựng cơ chế cho các loại thuốc này và đang dự kiến hình thành 3-6 trung tâm dự trữ thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung. Đây là giải pháp bảo đảm có thuốc hiếm dùng trong trường hợp khẩn cấp.

Về triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, trong nhiều năm qua, Bộ đã triển khai với 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em và phụ nữ. Mặc dù trong đầu năm 2022 dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc triển khai các Chương trình y tế ở nhiều địa phương trong đó có chương trình tiêm chủng mở rộng, song Bộ Y tế và các tỉnh đã tăng cường triển khai tiêm chủng, tổ chức tiêm bù mũi vaccine, triển khai tiêm thêm mũi vaccine cho trẻ dưới 1 tuổi, triển khai một số chiến dịch tiêm chủng bổ sung trên diện rộng tại 32 tỉnh có nguy cơ cao.

Với số lượng lớn trẻ em tại các vùng nguy cơ cao đã được tiêm chủng thường xuyên, tiêm vét, bổ sung các vaccine đã góp phần khống chế, kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm có vaccine dự phòng trong thời gian vừa qua.

Bộ cũng đã rà soát nguồn vaccine gối đầu từ năm 2022 đến nay. Đối với vaccine sản xuất trong nước, số lượng đủ gối đầu đến tháng 7/2023, vaccine viêm gan B, lao còn sử dụng đến 8/2023, vaccine viêm não Nhật Bản có thể sử dụng đến hết 8/2023… Đối với vaccine nhập khẩu 5 trong 1, đã đủ dùng đầu năm 2023. Do đây là vaccine nhập khẩu, năm 2022 đã tiến hành các thủ tục đấu thầu, mua sắm theo quy định, tuy nhiên không có nhà thầu tham gia.

Xem thêm

Bộ Y tế thu hồi 3 loại mỹ phẩm nhập khẩu từ Pháp

Bộ Y tế thu hồi 3 loại mỹ phẩm nhập khẩu từ Pháp

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi 3 loại mỹ phẩm được sản xuất tại Pháp do hai công ty chịu trách nhiệm đưa ra thị trường không trung thực về tài liệu giấy ủy quyền trong hồ sơ công bố sản phẩm.
Covid-19 tái bùng phát, Bộ Y tế ra công văn khẩn

Covid-19 tái bùng phát, Bộ Y tế ra công văn khẩn

Trong 7 ngày vừa qua (từ 5/4 - 11/4/2023), cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc Covid-19 mới, trung bình có 90 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó. trong đó nhóm từ 50 tuổi trở lên ghi nhận 193 ca (chiếm 30,2% số mắc mới)....
Bộ y tế yêu cầu đảm bảo nguồn cung ứng Vitamin A cho trẻ

Bộ y tế yêu cầu đảm bảo nguồn cung ứng Vitamin A cho trẻ

Cục Quản lý Dược – Bộ Y đã có Công văn số 4724/QLD-KD đề nghị các đơn vị liên quan tìm thêm nguồn cung, chủ động sản xuất tăng Vitamin A để sử dụng cho chương trình y tế sau khi nhận sự phản ánh từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh...

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…