Bộ Y tế yêu cầu rà soát các trường hợp nhập cảnh đã hết cách ly tập trung từ ngày 4/4

Tối 17/5, Bộ Y tế có Công văn số 4006/BYT-DP đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát tất cả người đã nhập cảnh sau khi hết cách ly tập trung về lưu trú, làm việc trên địa bàn quản lý từ ngày 4/4/2021 đến 5/5/2021.
Bộ Y tế yêu cầu rà soát các trường hợp nhập cảnh đã hết cách ly tập trung từ ngày 4/4

Thời gian gần đây, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia, đặc biệt tại các nước có biên giới hoặc gần với Việt Nam như Campuchia, Lào, Thái Lan.

Tại Việt Nam, từ đầu tháng 5 đến nay đã ghi nhận một số ca mắc liên quan đến người nhập cảnh sau khi hoàn thành cách ly tập trung và lây lan ra một số tỉnh, thành phố. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai các yêu cầu phòng, chống dịch.

Công an tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan thực hiện rà soát tất cả người đã nhập cảnh sau khi hết cách ly tập trung về lưu trú, làm việc trên địa bàn quản lý từ ngày 4/4/2021 đến 5/5/2021 theo phương châm "rà từng ngõ, gõ từng nhà".

UBND tỉnh, thành phố tiếp tục đánh giá những khu vực, địa điểm có nguy cơ cao nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn như: Quán bar, karaoke, chợ đầu mối, bến xe, các cơ sở vui chơi giải trí tụ tập đông người; trên cơ sở đánh giá có biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả.

Cùng với đó, các địa phương thực hiện xét nghiệm phát hiện cả kháng nguyên và kháng thể SARS-CoV-2 đối với các trường hợp trên. Nếu phát hiện trường hợp có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính thì xử lý như ca bệnh theo quy định.

Các địa phương tổng hợp số lượng người theo từng đối tượng đã được rà soát và kết quả xét nghiệm, gửi văn bản về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) trước ngày 25/5/2021.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...