Bội chi ngân sách 9 tháng giảm mạnh 60%

Bội chi ngân sách Nhà nước 9 tháng khoảng 61.500 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2016 là 152.200 tỷ.
Bội chi ngân sách 9 tháng giảm mạnh 60%

Chiều nay (11/10), tại buổi họp báo thường kỳ quý 3/2017, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, tiến độ thu ngân sách của các địa phương cơ bản đạt khá so dự toán năm và tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngân sách địa phương chênh lệch thu lớn hơn chi.

Cụ thể, luỹ kế 9 tháng năm 2017, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 843 nghìn tỷ đồng, bằng 69,5% dự toán năm, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 đạt 70,3% dự toán năm, tăng 4,5%).

Tổng chi NSNN đạt 904,6 nghìn tỷ đồng, bằng 65,1% dự toán năm, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 166,6 nghìn tỷ đồng. Chi dự trữ quốc gia đạt 63 tỷ đồng. Chi trả nợ và viện trợ đạt 75,35 nghìn tỷ đồng.

Bội chi NSNN ước 61,5 nghìn tỷ đồng, bằng 34,5% dự toán (cùng kỳ 2016: 152,2 nghìn tỷ đồng, bằng 59,9% dự toán). Bội chi NSNN so với GDP ở mức thấp, chỉ bằng 1,85% GDP (cùng kỳ 2016, 2015 lần lượt là 5,01% GDP và 4,94% GDP).

Yếu tố chính khiến bội chi NSNN giảm mạnh so với cùng năm trước, theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, do: tốc độ thu NSNN tăng nhanh hơn tốc độ chi NSNN (cùng kỳ 2016 tốc độ tăng chi lớn hơn tốc độ tăng thu); không tính chi trả nợ gốc vào bội chi NSNN từ năm tài khóa 2017. Nếu tính cả chi trả nợ gốc, bội chi NSNN so với GDP tương đương 5,8% GDP.

Trong những tháng cuối năm, Ủy ban này dự báo tình hình thực hiện NSNN vẫn tồn tại một số vấn đề. Đó là, tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm (đạt khoảng 162,9 nghìn tỷ đồng, bằng 46,3% dự toán, thấp hơn nhiều mức 54,5% và 64,8% cùng kỳ 2016, 2015); Tốc độ tăng thu từ khu vực sản xuất kinh doanh giảm so với cùng kỳ hai năm trước chủ yếu do thu từ khu vực DNNN đạt thấp (51,7% dự toán).

>> Ngành Hải quan nỗ lực đạt thu ngân sách 295 nghìn tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...