Bóng đèn Rạng Đông thiệt hại khoảng 150 tỷ sau vụ cháy

Theo Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông, mức độ thiệt hại về tài sản của công ty này sau vụ hỏa hoạn là khoảng 150 tỷ đồng, dưới 5% tổng tài sản của công ty.
Bóng đèn Rạng Đông thiệt hại khoảng 150 tỷ sau vụ cháy

Chiều 29/8, Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông, cho biết vụ hỏa hoạn xảy ra tại kho xưởng rộng 2.000 m2 của đơn vị không gây thiệt hại về người. Tuy nhiên, thiệt hại tài sản ước tính ban đầu khoảng 150 tỷ đồng, tương đương gần 5% tài sản công ty.

Sau sự cố, doanh nghiệp này cũng đã lập ban chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy và sớm tăng nhịp độ sản xuất để ổn định kinh doanh.

Theo đó, các bộ phận trong toàn công ty đã được giao nhiệm vụ, nhanh chóng triển khai tăng nhịp độ sản xuất, sản phẩm LED (chiếm gần 80% tỷ trọng doanh thu) đảm bảo có đủ sản phẩm thay thế đèn dây tóc, đèn CFL (đang chiếm 8% tỷ trọng doanh thu) cho khách hàng. Đặc biệt chú trọng bảo đảm thời gian giao hàng cho các đơn hàng xuất khẩu và cho các công trình dự án.

Tối 28/8, hỏa hoạn bùng phát tại Bộ phận sản xuất bóng đèn dây tóc, ống đèn CFL và một kho thành phẩm tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân. Hàng trăm công nhân tháo chạy khi hỏa hoạn xảy ra. Ngọn lửa sau đó lan sang nhà dân và Công ty thể thao Động Lực.

Cơ quan chức năng Hà Nội đã huy động 200 cán bộ, chiến sỹ và 35 phương tiện các loại thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn và điều dộng toàn bộ lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng 5 phường lân cận phối hợp chữa cháy, phân luồng giao thông, di chuyển và bảo vệ tài sản của người dân.

Đến 21h10 cùng ngày, hỏa hoạn cơ bản đã được khống chế. Sau hơn 1 giờ khoanh vùng phun nước, đám cháy được dập tắt. Sự cố may mắn không gây thiệt hại về người.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.