Bức tranh kinh tế 8 tỉnh được “chọn” lên thành phố trực thuộc Trung ương

Từ nay đến năm 2030, có 8 địa phương là Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương sẽ phát triển trở thành thành phố trực thuộc Trung ương…

413191209-1076541533358476-5098836563332385283-n20231231213529.jpg
Bức tranh kinh tế 8 tỉnh lên thành phố trực thuộc Trung ương

Cuối tháng 8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 891/QĐ-TTg đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, có 5 đô thị trực thuộc Trung ương là Thủ đô Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng.

Đồng thời còn có danh sách 8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương.

GRDP TĂNG TRƯỞNG TỐT

Thu thập thông tin từ Cục Thống kê của các địa phương tổng sản phẩm trên địa (GRDP) tại các địa phương có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.

Cụ thể, tỉnh Thừa Thiên Huế có GRDP 6 tháng đầu năm ước đạt 19.599 tỷ đồng, tăng 6,01% so với cùng kỳ, xếp thứ 10/14 các tỉnh, thành Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung, xếp thứ 36/63 tỉnh/thành cả nước.

Khánh Hoà có tăng trưởng GRDP ước đạt 31.226 tỷ đồng, tăng 12,73% so cùng kỳ năm 2023, xếp thứ 2 cả nước và dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung

Tại Bắc Ninh GRDP 6 tháng đầu năm tăng 2,32% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 1,35%; thuế sản phẩm tăng 0,88%; khu vực dịch vụ tăng 5,62%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,65%.

Đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, GRDP tăng 9,18%. Các chỉ số sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành thương mại dịch vụ có những khởi sắc.

Ảnh màn hình 2024-09-13 lúc 15.35.42.png

Trong khi đó, GRDP của tỉnh Quảng Ninh 6 tháng đầu năm đạt 9,02%. Trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 4,3%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,68%; khu vực dịch vụ tăng 13,85%; thuế sản phẩm tăng 4,7%. Quy mô GRDP ước đạt 161,6 nghìn tỷ đồng.

Địa phương tiếp theo, tỉnh Ninh Bình có GRDP 6 tháng đầu năm 2024, ước tính đạt 26.838,9 tỷ đồng, tăng 8,19 % so với 6 tháng đầu năm 2023, xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và xếp thứ 6/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2024 kinh tế của tỉnh Hải Dương có sự tăng trưởng bứt phá, đạt 10%, cao hơn kịch bản đề ra (kịch bản ước tăng 8,22%). Lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản trong 6 tháng đầu năm của tỉnh Hải Dương tăng 3,52%, công nghiệp - xây dựng tăng 13,71%, thương mại - dịch vụ tăng 6,93%.

Ở Bình Dương GRDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,19% so với cùng kỳ năm 2023, tốc độ phát triển cao hơn cùng kỳ các năm trước.

LIÊN TỤC HÚT VỐN FDI

Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (vốn FDI), Bắc Ninh là địa phương phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI 6 tháng đầu năm 2024 và có tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,58 tỷ USD.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, thu hút vốn FDI tiếp tục duy trì mức tăng cao cả về số dự án và số vốn đầu tư tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cụ thể, tỉnh đã cấp mới và điều chỉnh tăng vốn đến tháng 6.2024 cho 30 dự án FDI với tổng vốn đăng ký tăng thêm hơn 1,66 tỷ USD, đạt 83,1% kế hoạch năm 2024, tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ.

Vượt kế hoạch đề ra, 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Quảng Ninh có tổng vốn FDI ước đạt trên 1,5 tỷ USD, bằng 141% kế hoạch 6 tháng đầu năm, bằng 51,6% kế hoạch năm 2024 (3 tỷ USD), chiếm gần 9% tổng vốn đầu tư cả nước.

Về tỉnh Hải Dương tính đến đầu tháng 6, tỉnh thu hút được gần 210 triệu USD vốn FDI, gồm 27 dự án cấp mới với tổng vốn 152,5 triệu USD, điều chỉnh tăng 55 triệu USD cho 16 lượt dự án, còn lại là vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp trong nước.

Còn tỉnh Ninh Bình tính đến hiện tại có 97 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.675,63 triệu USD với các nhà đầu tư đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Hàn Quốc là đối tác dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh với 45 dự án và đứng thứ 2 về vốn đầu tư (đạt 450,18 triệu USD), chiếm 27% tổng vốn đầu tư FDI toàn tỉnh.

unnamed (2).jpg
Vốn FDI chảy mạnh vào các tỉnh

Tiếp đến, tỉnh Bình Dương thu hút vốn FDI, trong 6 tháng Bình Dương đã thu hút được 825 triệu USD vào 96 dự án đầu tư mới và 60 dự án điều chỉnh tăng vốn. Đến nay, toàn tỉnh có gần 4.300 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 40,6 tỉ USD.

Còn tỉnh Khánh Hòa, 6 tháng đầu năm 2024, vốn FDI đầu tư vào tỉnh Khánh Hòa chỉ gần 4.000 tỷ đồng, giảm 34,5% so với cùng kỳ

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tính đến hết tháng 5/2024 địa phương này đã cấp mới cho 20 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng hơn 5.200 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án FDI với tổng mức đầu tư hơn 33 triệu USD.

KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU LỚN

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch của các địa phương này đều có con số lớn. Cụ thể, Bắc Ninh: Tính chung 6 tháng đầu năm, hoạt động xuất nhập khẩu giảm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước 32,6 tỷ USD, giảm 9,8% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 43% kế hoạch; trong đó, xuất khẩu ước 16,9 tỷ USD, giảm 13,7%; nhập khẩu ước 15,6 tỷ USD, giảm 5,2%.

Tại Bình Dương kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng năm 2024 của tỉnh Bình Dương đạt gần 16,3 tỷ USD, trong đó thặng dư thương mại đạt gần 4,8 tỷ USD.

Địa phương khác là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại đơn vị đạt 10,04 tỷ USD tăng 21%. Trong đó xuất khẩu đạt 3,93 tỷ USD, tăng 11% và nhập khẩu đạt 6,11 tỷ USD, tăng 28,45%. Như vậy, cán cân thương mại tại Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu đang nhập siêu 2,18 tỷ USD.
Đứng ngay sau đó, 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Hải Dương đạt trên 8,9 tỷ USD, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm trước. Ninh Bình, 6 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 3,3 tỷ USD. Còn Khánh Hòa, 6 tháng/2024 kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 17%.

a2d11e2a51-scaled.jpeg
Hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam

Với Thừa Thiên Huế hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2024 có những chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã có nhiều đơn hàng và mở rộng thị trường xuất khẩu đi nhiều nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 914 triệu USD, tăng 8,7% so cùng kỳ, xuất siêu hàng hóa đạt 286 triệu USD, tăng 57,8% so cùng kỳ.

Quảng Ninh, 8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn thành phố Móng Cái đạt 2,64 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam lên 7%

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam lên 7%

Với diễn biến bất ngờ tích cực trong quý 3, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 7% từ mức dự báo trước đó là 6,5%. Đây là mức dự báo tăng trưởng cao nhất một tổ chức tài chính quốc tế đưa ra với nền kinh tế Việt Nam năm nay...

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa

Bitexco khẳng định 15.700 tỷ đồng nhận từ bà Trương Mỹ Lan không liên quan SCB, đề nghị tòa không thu hồi.

Bitexco cho biết 15.700 tỷ đồng nhận từ bà Trương Mỹ Lan không liên quan đến SCB hay phát hành trái phiếu. Việc bà Lan bị bắt khiến công ty chịu thiệt hại hơn 12.000 tỷ đồng. Bitexco yêu cầu tòa án giải tỏa các lệnh phong tỏa và ngăn chặn tài khoản để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và phát triển...

Toàn cảnh sự kiện Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

Toàn cảnh sự kiện Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

Chương trình “Gala Doanh nhân Thăng Long 2024” là dịp mọi người ngồi lại để cùng nhau chia sẻ, nhìn lại những chặng đường đã qua và tiếp tục định hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo của đội ngũ doanh nhân Thủ đô trong thời kỳ mới...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ