Bước tiến mới của dự án điện gió ngoài khơi La Gàn

Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn bước vào giai đoạn khảo sát địa vật lý và nghiên cứu địa chất khi hai hợp đồng này vừa được ký kết với Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên - Môi trường Biển Khu vực phía Bắc (CPIM).
Lễ ký kết được tiến hành trực tuyến để đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh COVID-19
Lễ ký kết được tiến hành trực tuyến để đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh COVID-19

Công ty CP Phát triển Dự án Điện gió La Gàn, đơn vị phát triển Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn với công suất 3,5 GW thuộc sở hữu của Copenhagen Infrastructure Partners, Asiapetro và Novasia vừa thông báo đã ký kết với Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên - Môi trường Biển Khu vực phía Bắc (CPIM) hai hợp đồng về khảo sát địa vật lý và nghiên cứu địa chất La Gàn để phục vụ cho việc triển khai dự án.

Giá trị của hai hợp đồng không được tiết lộ nhưng “sẽ bao gồm các cuộc khảo sát và nghiên cứu địa chất lớn trị giá nhiều triệu đô la Mỹ.

Khảo sát và nghiên cứu địa vật lý là những công việc then chốt giúp các dự án điện gió ngoài khơi hiểu được hiện trạng đáy biển và xúc tiến các hoạt động phát triển các mô hình mặt đất và thiết kế nền móng.

CPIM sẽ hợp tác với nhà thầu phụ của Đan Mạch: Cục Khảo Sát Địa chất Đan Mạch và Greenland (GEUS) trực thuộc Bộ Năng lượng, Hạ tầng và Khí hậu Đan Mạch để thực hiện hai hợp đồng này.

Theo Hợp đồng Khảo sát Địa vật lý La Gàn, CPIM và GEUS sẽ phối hợp chặt chẽ để thu thập dữ liệu thủy văn cùng các mẫu trầm tích đáy biển để xác định độ sâu, đặc điểm đáy biển và địa chất tầng đáy.

Còn với Hợp đồng Nghiên cứu Địa chất La Gàn, CPIM và GEUS cũng sẽ tiến hành đánh giá điều kiện địa chất, sinh vật biển và sử dụng tài nguyên biển. Đánh giá này sẽ cung cấp các thông tin đầu vào thiết yếu cho quá trình phát triển trang trại điện gió ngoài khơi.

Với công suất tiềm năng là 3,5 GW, Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh minh họa
Với công suất tiềm năng là 3,5 GW, Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh minh họa

“Là một trong những quốc gia từ rất lâu nay đã luôn đồng hành, ủng hộ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi ngành năng lượng sang hướng xanh và bền vững, Đan Mạch mong muốn Quy hoạch Phát triển Điện lực quốc gia 8 (QHĐ 8) sớm được phê duyệt vì Quy hoạch này sẽ tạo ra nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của ngành năng lượng Việt Nam, bao gồm việc huy động các nguồn lực kinh tế và tài chính xã hội cần thiết, cả trong nước và quốc tế”, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, ông Kim H. Christensen chia sẻ tại lễ ký kết.

Theo ông Kim H. Christensen. với việc ký kết các hợp đồng khảo sát hôm nay, dự án Điện gió Ngoài khơi La Gàn đã thể hiện sự cam kết, thái độ nghiêm túc và sự sẵn sàng đầu tư lớn cả về mặt tài chính và kỹ thuật để có thể xúc tiến dự án ngay khi nhận được giấy phép từ chính phủ.

“Do đó, chúng tôi mong Dự án La Gàn có thể được đưa vào QHĐ 8 càng sớm càng tốt, không chỉ giúp tạo động lực khởi đầu tốt cho cả ngành năng lượng mà còn góp phần hiện thực hóa tầm nhìn của chính phủ về phát triển ngành năng lượng theo hướng xanh và bền vững”, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam bày tỏ mong muốn.

Với công suất tiềm năng là 3,5 GW, Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam. Dự án có tiềm năng giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trong khu vực và trên thế giới.

Theo một nghiên cứu tác động kinh tế do các chuyên gia quốc tế thuộc BVG Associates (đơn vị tư vấn của Ngân hàng Thế giới) thực hiện, dự án sẽ đóng góp hơn 4,4 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam trong suốt thời gian thực hiện dự án.

Dự án cũng dự kiến sẽ tạo ra hơn 45.000 việc làm toàn thời gian (FTE) cho các lao động trong nước tại Việt Nam, trong đó 1 đơn vị FTE tương đương với 1 việc làm trong thời gian 1 năm. Khi hoàn thành và đi vào hoạt động hết công suất, dự án dự kiến sẽ cung cấp điện cho hơn 7 triệu hộ gia đình Việt Nam mỗi năm và giúp giảm phát thải 130 triệu khí thải CO2 trong suốt vòng đời dự án.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...