Bình Thuận: 10 tỷ USD phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn

Với công suất tiềm năng lên đến 3,5 GW, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên, có thể giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trong khu vực cũng như trên thế giới.

Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), thay mặt Quỹ Thị trường Mới I, cùng với Asiapetro và Novasia Energy vừa ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với UBND tỉnh Bình Thuận về việc phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn với tổng công suất lên đến 3,5 GW.

Lễ ký kết diễn ra tại Diễn đàn cấp cao về Năng lượng Việt Nam năm 2020 dưới sự chứng kiến của nhiều lãnh đạo cấp cao thuộc các cơ quan bộ ban ngành Trung ương và khối cộng đồng doanh nghiệp.

Với công suất dự kiến 3,5 GW, tổng vốn đầu tư ước tính lên đến 10 tỷ USD, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội tiếp cận nền công nghệ điện gió hiện đại và tiên tiến nhất, đồng thời hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi thành một quốc gia có hệ thống điện với tỷ lệ tích hợp năng lượng tái tạo cao và phát thải carbon thấp.

Sự hợp tác thành công giữa CIP, Asiapetro, Novasia Energy và Bình Thuận trong dự án này cũng có thể sẽ là tiền đề để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác vào các dự án gió ngoài khơi tại Việt Nam.

“Các phát hiện từ dự án hợp tác giữa Cục Năng lượng Đan Mạch và Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo Việt Nam cho thấy: Việt Nam có đến 160 GW tiềm năng điện gió ngoài khơi có thể khai thác. Điều này đã đưa Việt Nam lên vị trí hàng đầu trong danh sách các thị trường điện gió ngoài khơi tiềm năng”, ông Kim Højlund Christensen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam nhận định và nhấn mạnh: Việt Nam cần học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ các nước khác để có thể gặt hái được những lợi ích mà điện gió ngoài khơi mang lại.

“30 năm trước, vào năm 1991, Đan Mạch đã phát triển dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên trên thế giới và chúng tôi tự hào là quốc gia dẫn đầu đầu thế giới trong lĩnh vực này. Chúng tôi mong muốn tiếp tục được chia sẻ những kiến thức, bí quyết và công nghệ tiên tiến của chúng tôi với Việt Nam để hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh với chi phí hiệu quả nhất”, ông Kim Højlund Christensen chia sẻ.

Là nhà đầu tư và phát triển dự án hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, Copenhagen Insfrastructure Partners đã huy động được hơn 10 tỷ USD từ các quỹ chuyên đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, bao gồm cả quỹ mới nhất CI IV, tổ chức được kỳ vọng sẽ trở thành quỹ dành cho các dự án năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới.

Với Quỹ Thị trường Mới I, CIP đặc biệt hướng vào các nền kinh tế mới đang phát triển nhanh, mà trọng tâm hiện tại chính là thị trường Việt Nam.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...