Buýt nhanh BRT đội giá - Kỳ 2: Cuộc thử nghiệm “nghìn tỷ”

Sau khoảng 10 năm “trăn trở” với dự án buýt nhanh BRT, Hà Nội chi tiêu nhiều gói thầu giá chục tỷ, trăm tỷ đồng... với kỳ vọng sẽ giảm ùn tắc giao thông. Cuộc thử nghiệm táo bạo cho tuyến buýt BRT Kim
Buýt nhanh BRT đội giá - Kỳ 2: Cuộc thử nghiệm “nghìn tỷ”

Từ những chiếc xe “dát vàng”...

Hợp phần xe buýt nhanh BRT là một phần của Dự án cải tạo đô thị Hà Nội, đây là dự án đầu tư bằng nguồn ODA vay từ Ngân hàng Thế giới (WB). Trong đó, hợp phần BRT có tổng mức đầu tư là 53,6 triệu USD, tổng dự toán cập nhật đến thời điểm hiện tại là 41,6 triệu USD. Thực hiện hợp phần buýt nhanh BRT, Hà Nội chia nhỏ thành nhiều gói thầu để đầu tư. Chẳng hạn như gói thầu: Xây dựng tòa nhà văn phòng và trạm trung chuyển bến xe Kim Mã; xây dựng Trạm đầu cuối và ga depot tại bến xe Yên Nghĩa; mua sắm và lắp đặt thiết bị khu bảo dưỡng, sửa chữa trong bến xe Yên Nghĩa; xây dựng và lắp đặt cầu vượt cho người đi bộ, trong đó có tám cầu xây mới, cải tạo hai cầu hiện có; xây dựng đường và 21 nhà chờ xe buýt BRT dọc tuyến; gia cường cầu vượt tại nút Láng Hạ - Thái Hà; mua sắm và lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên tuyến đường BRT; mua sắm đoàn xe BRT gồm 35 chiếc. Đến nay hầu hết các gói thầu của hợp phần buýt nhanh BRT đều đã hoàn thành, chỉ còn gói thầu thẻ điện tử là chưa thực hiện xong.

Theo các thông tin đã được công khai, đoàn xe buýt nhanh BRT 35 chiếc của Hà Nội được thiết kế sử dụng động cơ Hino công nghệ Nhật Bản có tiêu chuẩn khí thải Euro III, hộp số tự động 6 cấp ZF cùng với hệ thống cầu trước, cầu sau với cơ cấu phanh đĩa cung cấp bởi Tập đoàn ZF (Đức), hệ thống treo khí nén kết hợp hệ thống điều khiển nâng hạ sàn tự động của Tập đoàn Bosch (Đức)...

Xe có chiều dài 12,3 m (dài nhất trong số các xe buýt hiện nay của Hà Nội, tương đương chiều dài các xe chở khách 47 chỗ hiện nay), có sàn xe đồng mức với sàn nhà chờ trên đường. Dù sức chở đăng ký của xe được đăng ký là 90 người, nhưng thực tế trên xe chỉ lắp 25 ghế nhựa cứng, còn lại đều phải đứng. Đó là những thông tin đã được công khai.Nhưng những thông tin khác, thì những cơ quan triển khai hợp phần buýt nhanh BRT của Hà Nội lại không hào hứng cho lắm với việc công khai. Chẳng hạn như việc công khai giá thành đầu tư đoàn xe 35 chiếc cho dự án này.

Cho đến nay, cả ba cơ quan, doanh nghiệp có liên quan hợp phần này mà chúng tôi đã hỏi về giá thành xe buýt nhanh BRT đều không trả lời (?).

Còn đây là những thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được. Việc mua đoàn xe đã được triển khai qua hai cuộc đấu thầu, với thời gian cách nhau chỉ vỏn vẹn có một tháng. Lần thứ nhất, đấu thầu quốc tế, trúng thầu là Liên danh Openasia Equipment Limited - Volvo Bus với giá 11.656.061 USD cho đoàn 35 xe. Tuy nhiên đàm phán hợp đồng thầu này đã thất bại, mà chưa rõ lý do. Lần thứ hai, đấu thầu trong nước, vào ngày 5-11-2014, Sở GTVT Hà Nội tiếp tục ra Quyết định số 2257/QĐ-SGTVT phê duyệt kết quả đấu thầu cũng gói 04/BRT-TB (BRTCP08): Đoàn xe BRT, giai đoạn 1, với giá trị gói thầu được nâng lên là 12.349.855 USD, tức là cao hơn gần 700.000 USD so giá trúng thầu của lần đấu thầu quốc tế một tháng trước đó.

Lần này, Liên danh Công ty CP Thiên Thành An và Công ty CP ô-tô Trường Hải (THACO) trúng thầu. Quy đổi theo tỷ giá thời điểm đó, giá trị trúng thầu của liên danh này là hơn 176,290 tỷ đồng. Như vậy chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, Sở GTVT Hà Nội đã ra hai quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu đoàn xe BRT và Liên danh Công ty CP Thiên Thành An - THACO là bên thắng cuộc trước thương hiệu xe Volvo Thụy Điển. Hợp đồng cung cấp 35 xe buýt nhanh BRT đã được ký vào ngày 9-11-2015. Đoàn xe này đã được lắp ráp trong nước, tại các nhà máy của THACO. Và nếu chia bình quân với giá này, thì giá mỗi xe buýt nhanh BRT của Hà Nội là vào khoảng… 5,03 tỷ đồng.

Còn theo nguồn tin riêng mà nhóm phóng viên Thời Nay thu thập được, tổng giá trị đoàn 35 xe của THACO cung cấp cho Hà Nội là 194 tỷ đồng, tương đương khoảng 5,543 tỷ đồng/xe.

Để tiện cho việc đánh giá của độc giả, chúng tôi xin cung cấp giá xe 47 chỗ cao cấp nhất hiện nay trên thị trường Việt Nam là Hyundai Universe Nobel 410PS, nhập khẩu mới 100%, đời 2016, tiện nghi lựa chọn cao cấp và đầy đủ nhất, cũng không quá 4,2 tỷ đồng/chiếc, đã bao gồm thuế VAT.

Còn theo thông tin chúng tôi khảo sát, giá xe 47 chỗ ngồi tiện nghi đầy đủ nhất hiện nay của THACO sản xuất và chào bán là 3,360 tỷ đồng (đã bao gồm VAT) với dòng xe THACO UNIVERSE - HP 120SS - H410.

Giá xe có cùng chiều dài và công suất máy bán ngoài thị trường, với nội thất và đầy đủ tiện nghi nhất, do thế, là thấp hơn giá xe buýt BRT mà Hà Nội mua tới cả tỷ đồng mỗi chiếc. Để đầy đủ điều kiện lăn bánh khai thác… mỗi chiếc xe cỡ này cần thêm khoảng 120 đến 160 triệu đồng cho các chi phí thủ tục đăng ký, bảo hiểm, cấp biển...

Vì sao 35 chiếc xe thuộc đoàn xe buýt nhanh BRT, với tiện nghi đã được lược bớt, nội thất thấp cấp hơn hẳn, dùng ghế nhựa và chủ yếu dùng để đứng…, lại được THACO bán và Hà Nội đồng ý mua với giá hơn 5 tỷ đồng/chiếc, thì vẫn chưa được giải thích.

...Và dự án nhiều nghìn tỷ đồng

Theo tìm hiểu của phóng viên Thời Nay, hợp phần BRT thuộc Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội được UBND TP Hà Nội phê duyệt năm 2007, đây là dự án sử dụng vốn vay WB để thực hiện. Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội không chỉ có hợp phần buýt nhanh BRT, mà còn có thêm hai hợp phần khác đó là: hợp phần Xây dựng đường, và hợp phần Thể chế.

Vào năm 2008, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt 28 gói thầu của tổng ba hợp phần thuộc dự án này. Trong đó, hợp phần BRT có chín gói thầu, hợp phần Xây dựng vành đai II có sáu gói thầu, và hợp phần Thể chế có 13 gói thầu.

Lúc này tổng mức đầu tư dự án dự kiến là 452,42 triệu USD, quy đổi ra VND là 7.238 tỷ VND (với tỷ giá 1 USD = 16.000 VND). Sau này kế hoạch đầu tư của dự án được điều chỉnh nhiều lần với mức vốn đầu tư ngày một lớn. Năm 2010, UBND TP Hà Nội điều chỉnh, bổ sung nhiều danh mục, số lượng, chủng loại, cũng như kinh phí các đơn vị tiếp nhận. Tổng kinh phí điều chỉnh, bổ sung là hơn 2,454 triệu USD.

Sau nhiều lần điều chỉnh, đến năm 2013 Dự án Phát triển Giao thông đô thị Hà Nội có tổng mức đầu tư dự án được điều chỉnh là 460,192 triệu USD, tương đương hơn 9.664 tỷ đồng (tỷ giá 1USD = 21.000 VNĐ). Trong đó, chi phí dành cho xây dựng là 88,274 triệu USD, chi phí thiết bị được đầu tư 27,459 triệu USD, chi phí bồi thường và tái định cư 273,365 triệu USD, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và tư vấn dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật là 23,486 USD... Triển khai thực hiện dự án, Hà Nội đã thực hiện rất nhiều gói thầu xây lắp, mua sắm thiết bị trong các hợp phần để thực hiện kỳ được dự án.

Đối với hợp phần làm đường vành đai II Hà Nội thiết kế các gói: Xây dựng đường, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, tunnel kỹ thuật đoạn từ Nhật Tân đến Xuân La giá trị 156,320 tỷ đồng; gói xây đường đoạn từ Xuân La đến Bưởi 127,840 tỷ đồng; xây nút giao thông Cầu Giấy 175,680 tỷ đồng,...

Đối với hợp phần Thể chế Hà Nội thiết kế: hai gói tăng cường thể chế và đào tạo cho Sở GTVT, Văn phòng UBND TP Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, BQLDA đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội, Thanh tra GTVT, Phòng Cảnh sát giao thông với tổng giá trị là 22,896 tỷ đồng; hai gói mua sắm phương tiện tuần tra giao thông cho Công an TP Hà Nội và Sở GTVT tổng giá trị 17,134 tỷ đồng; mua sắm thiết bị văn phòng trang bị cho Văn phòng, UBND TP Hà Nội, Sở GTVT và các đơn vị trực thuộc Sở GTVT là 2,244 tỷ đồng; mua sắm thiết bị chuyên dùng và thiết bị cưỡng chế giao thông trang bị cho Công an TP Hà Nội và Sở GTVT là 8,128 tỷ đồng; hỗ trợ kỹ thuật cho Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị và thành lập cơ quan quản lý giao thông công cộng là 29,809 tỷ đồng;...

Còn hợp phần buýt BRT, Hà Nội thiết kế gói Tuyên truyền và Truyền thông với giá 22,880 tỷ đồng; gói xây Trạm trung chuyển bến xe Kim Mã giá 81,123 tỷ đồng; gói Mua sắm và lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên tuyến đường BRT Láng Hạ - Giảng Võ giá 44,880 tỷ đồng; gói Mua sắm và lắp đặt thiết bị tại các bến đỗ, bến trung chuyển của tuyến BRT Láng Hạ - Giảng Võ giá 22,224 tỷ đồng...

Ngoài ra, Tổng công ty CP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) cũng trúng nhiều gói thầu bảo hiểm của dự án với giá trị lớn như: Bảo hiểm công trình gói thầu xây dựng đường và trạm xe buýt từ Khuất Duy Tiến đến Yên Nghĩa cũng mất hơn 121,597 tỷ đồng; Bảo hiểm công trình gói thầu gia cường cầu vượt tại nút giao Láng Hạ - Thái Hà thuộc Hợp phần BRT với giá 19,972 tỷ đồng; Bảo hiểm công trình gói thầu xây dựng đoạn đường Bộ Y tế - Giang Văn Minh - Kim Mã - Giảng Võ hết 7,554 tỷ đồng; Bảo hiểm gói xây dựng khu bảo dưỡng, sửa chữa trong bến xe Yên Nghĩa thuộc 20,326 tỷ đồng…

Theo thông tin chính thức mà phóng viên Thời Nay thu được, đến thời điểm này để thực hiện hợp phần buýt BRT kinh phí Hà Nội dành cho riêng gói Xây lắp là 373 tỷ đồng và gói mua sắm thiết bị hết 81 tỷ đồng.

Có thể thấy, với cách thiết kế các gói thầu mua sắm, trang thiết bị như trên thì rất nhiều sở, ngành Hà Nội đều được thụ hưởng từ dự án nghìn tỷ này, không gói thầu này thì gói thầu khác hoặc không hợp phần này thì hợp phần khác.

Tất nhiên, nguồn vốn để chi tiêu được vay từ WB và Chính phủ Việt Nam sẽ phải gánh chịu! 

Theo Thời Nay-Báo Nhân Dân 

>> Buýt nhanh BRT đội giá - Kỳ 1: Một quyết tâm lãng mạn

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…