Cả nước có 612.000 doanh nghiệp đang hoạt động

Sau một năm triển khai thực hiện Nghị quyết 35, nhiều giải pháp cụ thể đã được tiến hành, nhiều cam kết mạnh mẽ của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp đã được hiện thực hóa. Tính đến 20/4/2017, cả n
Cả nước có 612.000 doanh nghiệp đang hoạt động

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã có tác động tích cực đến số lượng doanh nghiệp thành lập mới, đầu tư nước ngoài trong những tháng cuối năm 2016 và đầu năm 2017.

Trong năm 2016, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 110.100 doanh nghiệp, đạt kỷ lục cao nhất về số lượng từ trước tới nay; số vốn cam kết đưa vào thị trường tăng 48,1% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 24,1%.

"Trong 4 tháng đầu năm 2017, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 39.580 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 369.635 tỷ đồng, tăng 14% về số doanh nghiệp và tăng 48,9% về số vốn so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 11.545, tăng 1,9% so với cùng kỳ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến 20/4/2017, cả nước có khoảng 612 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động.

Về đầu tư nước ngoài, tính đến 31/12/2016 cả nước có 2.613 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký với tổng vốn đăng ký là 15,81 tỷ USD, tăng 23,3% về số dự án và bằng 96,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Trong 4 tháng đầu năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 10,95  tỷ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Các con số nêu trên minh chứng cho niềm tin của doanh nghiệp trong và ngoài nước vào môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đang được cải thiện rõ rệt.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 1.485 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2015 và bằng 33% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 557,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,6% tổng vốn và tăng 7,2%; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 579,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 39% và tăng 9,7%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 347,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,4% và tăng 9,4%. Như vậy, mục tiêu này bước đầu đạt được so với mục tiêu năm 2020, khu vực tư nhân đóng góp khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 84,5 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.853 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2016 ước tính tăng 5,31% so với năm 2015. 

Mặc dù vậy, phản ánh từ cộng đồng doanh nghiệp cho thấy vẫn tồn tại khoảng cách giữa chính sách và thực thi, các doanh nghiệp vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong các thủ tục hành chính, đầu tư kinh doanh gây phiền hà, tồn thời gian, chi phí, làm cho doanh nghiệp mất niềm tin.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...