Các chính sách mới có hiệu lực nên được giới kinh doanh lưu ý

Từ 1/10, các chính sách mới đáng chú ý gồm điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và cách thanh toán ở biên giới Việt Trung bằng nhân dân tệ...
Các chính sách mới có hiệu lực nên được giới kinh doanh lưu ý

Đơn giản hóa điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Nghị định 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2018.

Theo Nghị định này, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó, thay vì 10% như trước đây.

Ngoài ra, thương nhân nêu trên cần đáp ứng một số điều kiện khác như: Có ít nhất 1 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo; Có ít nhất 1 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo;Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê, có hợp đồng thuê tối thiểu 5 năm.

Nhiều thay đổi về thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Ngày 10/10/2018 là thời điểm Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp sẽ chính thức có hiệu lực.

Từ thời điểm này, sẽ có một số thay đổi:

- Bổ sung quy định: Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và trong nghị quyết, quyết định, biên bản họp của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

- Bổ sung quy định: Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

- Bổ sung quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Theo đó, hồ sơ gồm bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế và các giấy tờ khác tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.

- Bỏ quy định: Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Được dùng Nhân dân tệ để thanh toán ở biên giới Việt - Trung

Việc quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn tại Thông tư 19/2018/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 12/10/2018.

Theo Thông tư này, đồng tiền thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc của thương nhân là ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam (VND) hoặc Nhân dân tệ (CNY).

Phương thức thanh toán bao gồm thanh toán qua ngân hàng, bằng VND hoặc CNY tiền mặt.

Thương nhân Việt Nam được thu VND tiền mặt hoặc CNY tiền mặt từ việc xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới và nộp vào tài khoản thanh toán mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...