Các cửa hàng xăng dầu không sử dụng hóa đơn điện tử sẽ bị thu giấy phép hoạt động

Yêu cầu được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024 diễn ra hôm nay…

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp

Sau khi nghe các báo cáo trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Đầu tiên, Thủ tướng yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.

Đồng thời, bảo đảm lưu thông tiền tệ tốt hơn, cung ứng đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế; giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống, tiếp tục có biện pháp giảm lãi suất cho vay. Ngân hàng Nhà nước sớm trình sửa đổi Nghị định của Chính phủ về quản lý thị trường vàng.

Bên cạnh đó, tập trung triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, nhất là các hoạt động kinh doanh ăn uống, dịch vụ, bán lẻ xăng dầu. Thủ tướng yêu cầu, dứt khoát trong tháng 3/2024, nếu các cửa hàng xăng dầu không sử dụng hóa đơn điện tử thì thu giấy phép.

Cùng với đó, giảm chi thường xuyên không cần thiết, hội họp, chi thường xuyên có tính chất đầu tư. Tăng cường quản lý giá cả, thị trường, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng.

Thứ hai, tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Về đầu tư, tạo thuận lợi thu hút, giải ngân đầu tư xã hội, quyết liệt xử lý vướng mắc, tích cực hỗ trợ đẩy nhanh triển khai các dự án đầu tư; tăng cường xúc tiến, thu hút dự án FDI.

Về xuất khẩu, củng cố các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới, thực hiện hiệu quả các FTA, thúc đẩy Trung Quốc sớm dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu gia cầm từ Việt Nam.

Về tiêu dùng, đẩy mạnh khuyến mại, giảm giá, thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, có giải pháp mạnh mẽ thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thứ ba, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy nhanh phê duyệt quy hoạch. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân cả năm 2024 tối thiểu đạt 95%, phân bổ sớm 33,5 nghìn tỷ đồng còn lại của kế hoạch đầu tư công 2024. Khẩn trương hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch còn lại và 5 quy hoạch vùng.

Thứ tư, tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết thông qua tại kỳ họp thứ 6 và kỳ họp bất thường thứ 5 của Quốc hội, chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7. Quyết liệt cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, tập trung triển khai thực hiện đề án 6.

Thứ năm, tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu. Trong đó, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp phụ trợ; đẩy nhanh tiến độ các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, có tính lan tỏa mạnh mẽ.

Về nông nghiệp, thúc đẩy mạnh sản xuất nhất là lương thực, thực phẩm, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu nông sản, khẩn trương khắc phục “thẻ vàng” (IUU).

Về dịch vụ, du lịch, phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao; tiết giảm chi phí vận tải, logistics; phát triển công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản; đẩy mạnh thu hút du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, xúc tiến du lịch các thị trường trọng điểm.

Thủ tướng cũng lưu ý tiếp tục xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài, hoàn thiện các phương án xử lý các dự án yếu kém, tồn đọng như thép Việt Trung, gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, đóng tàu Dung Quất, bột giấy Phương Nam….

Thứ sáu, chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân. Tạo thuận lợi để người lao động trở lại làm việc sau nghỉ Tết. Chủ động rà soát, nắm bắt tình hình đời sống nhân dân, hỗ trợ gạo kịp thời trong dịp giáp hạt.

Ngoài ra, chuẩn bị thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7. Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền về chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa, chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa.

Xem thêm

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu than khó triển khai hóa đơn điện tử xăng dầu

"Chạy đôn chạy đáo" vì hóa đơn điện tử, doanh nghiệp xăng dầu vẫn không biết lấy đâu ra tiền để triển khai

Cuối năm 2023, Chính Phủ rất quan tâm đến việc triển khai xuất hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu khi liên tục đưa ra công điện, công văn về vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp xăng dầu cho rằng việc này khó thực hiện, tạo áp lực lớn, đặc biệt là về mặt tài chính…

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…