Các doanh nghiệp 'vùng xanh' Hà Nội tái sản xuất

Việc Hà Nội phân chia mức độ giãn cách đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp “vùng xanh” khôi phục sản xuất.
Các doanh nghiệp 'vùng xanh' Hà Nội tái sản xuất

Doanh nghiệp “vùng xanh” khởi động

Huyện Gia Lâm (Hà Nội) là “vùng xanh” đầu tiên ở Thủ đô thực hiện các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội. Các nhà máy, khu công nghiệp vẫn duy trì “3 tại chỗ” để bảo đảm công tác phòng chống dịch.

Ông Nguyễn Thái Sơn, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành cho biết, công ty là một trong những doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, với 129 công nhân làm việc từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Công ty đã cùng các doanh nghiệp khác trong Cụm công nghiệp Phú Thị trình UBND huyện Gia Lâm cho phép công nhân ở trong “vùng xanh” được về nơi ở và đi làm như bình thường, chỉ áp dụng “3 tại chỗ” với các công nhân thuộc “vùng cam”, “vùng đỏ”. Nhờ vậy, công ty vừa giảm được chi phí sinh hoạt, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất trở lại.

Công ty Cổ phần Dược phẩm Megapharco (Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) sau một thời gian dài phải dừng sản xuất do có ca F0, từ ngày 7/9, công ty đã hoạt động trở lại với việc tuân thủ triệt để các phương án chống dịch đã xây dựng, bảo đảm việc sản xuất của đơn vị được an toàn ở mức cao nhất.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Thược, Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại phụ kiện may Tam Niên (Khu công nghiệp Thạch Thất-Quốc Oai) chia sẻ, đơn vị có 140 lao động, chủ yếu có nhà ở hoặc thuê ở hai huyện. Đến nay, đơn vị đã được huyện phê duyệt phương án sản xuất an toàn, cho phép 70% lao động trở lại làm việc, song phải bảo đảm chấp hành nghiêm công tác phòng chống dịch và hai phương án “1 cung đường 2 điểm đến”, “3 tại chỗ”, để công nhân yên tâm lao động. Công ty đã có hơn 90% lao động được tiêm vaccine.

Đáng chú ý, theo ông Phạm Huy Vệ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần May Sơn Hà (thị xã Sơn Tây), trên cơ sở phương án phòng dịch của công ty, từ cuối tháng 8/2021, thị xã Sơn Tây đã cho phép 500 công nhân của công ty quay trở lại làm việc, để khởi động các dây chuyền sản xuất...

“Vùng xanh doanh nghiệp” an toàn trong “vùng đỏ"

Không chỉ các doanh nghiệp trong “vùng xanh” được sản xuất, với mô hình “vùng xanh doanh nghiệp”, các doanh nghiệp nằm trong vùng đỏ của Hà Nội vẫn có thể tiếp tục duy trì sản xuất, bảo đảm thu nhập cho người lao động.

Công ty TNHH ABB Power Grids Việt Nam có hơn 700 lao động. Ông Hoàng Văn Tiển, Chủ tịch Công đoàn công ty cho biết, tổ an toàn COVID-19 của Công ty thành lập từ tháng 5/2021 và duy trì hoạt động hiệu quả trong suốt thời gian qua. Trong thời gian giãn cách, công ty triển khai mô hình “vùng xanh doanh nghiệp” theo hướng dẫn của liên đoàn lao động quận Hoàng Mai, với 60 người làm việc “3 tại chỗ”; 100% người lao động được xét nghiệm hàng tuần; 95% người lao động được tiêm vaccine mũi 1 và 5% được tiêm mũi 2. Nhờ vậy, công ty vẫn bảo đảm không người lao động nào bị giảm lương.

Còn ông Phạm Hoàng Long, Giám đốc Công ty ICHI Việt Nam cho hay, với mô hình “vùng xanh doanh nghiệp”, người lao động của doanh nghiệp được xét nghiệm hàng tuần. Các tổ an toàn COVID-19 đều báo cáo tình hình hàng ngày, nếu phát hiện ai có yếu tố dịch tễ đều được công ty cung cấp que thử. Thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến”, công ty yêu cầu người lao động tuyệt đối không gặp gỡ, tiếp xúc người ngoài…

Mô hình “vùng xanh doanh nghiệp” do Liên đoàn lao động quận Hoàng Mai xây dựng và nhân rộng đến các công đoàn cơ sở, khởi đầu là Công đoàn cơ sở Hitachi ABB Việt Nam (Công ty TNHH ABB Power Grids Việt Nam). Mô hình này đã nhân rộng được tại 9 doanh nghiệp trên địa bàn.

Theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, cùng với nhiệm vụ phòng chống dịch, UBND TP. Hà Nội đã hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp thành lập mới; hướng dẫn trả lương ngừng việc, giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc.

Đặc biệt, TP. Hà Nội đã thực hiện các gói hỗ trợ cho vay sản xuất, kinh doanh như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội đã kết nối doanh nghiệp với ngân hàng, để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các chương trình tín dụng ưu đãi, chính sách lãi suất linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có vốn tái sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, triển khai các giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh, thúc đẩy phát triển mạnh các ngành có ưu thế, có cơ hội phát triển như: Sản xuất nông nghiệp; sản xuất các sản phẩm phục vụ phòng chống dịch và chủ động triển khai các giải pháp bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục phục vụ sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…