TP.HCM: Tập trung nguồn lực để khôi phục và phát triển kinh tế

UBND TP.HCM vừa đưa ra nhiều giải pháp nhằm tập trung nguồn lực để khôi phục và phát triển kinh tế sau dịch Covid - 19.
TP.HCM: Tập trung nguồn lực để khôi phục và phát triển kinh tế

Theo đó, tại buổi toạ đàm trực tuyến “Khôi phục và phát triển kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020” diễn ra sáng ngày 5/5, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã nêu ra nhiều vấn đề mà thành phố đang gặp phải.

Đồng thời, lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế của thành phố từng bước vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô cũng như tìm kiếm cơ hội phát triển sau dịch Covid - 19.

Cụ thể, theo Chủ tịch Nguyễn Thành Phong, thời gian qua, TP.HCM đã thực hiện tốt phòng chống dịch Covid-19, thông qua thực hiện nghiêm lệnh giãn cách xã hội cũng như chấp nhận hy sinh một phần lợi ích kinh tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối sức khoẻ và an toàn của người dân.

UBND TP.HCM đưa ra nhiều giải pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế sau dịch Covid-19
UBND TP.HCM đưa ra nhiều giải pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế sau dịch Covid-19

Tuy nhiên, trong quý I/2020, việc thực hiện nghiêm giãn cách xã hội đã tác động lớn đến kinh tế trên địa bàn, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 0,42% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ tăng 7,64%), đây là mức tăng thấp nhất từ năm 1986 đến nay và sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế thành phố sẽ tác động đến tăng trưởng chung của cả nước.

Do đó, các giải pháp để khôi phục kinh tế thành phố là việc cấp thiết cần phải làm ngay trong bối cảnh hiện nay nhằm vực dậy sự phát triển kinh tế trên địa bàn. Mà trước hết cần cần tập trung phát triển các ngành đóng góp cao vào sự phát triển kinh tế của thành phố như: Công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp chế biến đồ uống, công nghiệp sản xuất hàng điện tử, máy vi tính và sản phẩm khoa học. ngành bán buôn, bán lẻ, vận tải, kho bãi, ngân hàng.

Riêng những ngành chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19, cần tập trung vào các phân khúc nào đóng góp cao vào tốc độ tăng trưởng bên cạnh các giải pháp đồng bộ để phục hồi các ngành này trong dài hạn.

Đồng thời, đầu tư có trọng điểm, ưu tiên phát triển các ngành sản xuất kinh doanh, chuỗi cung ứng cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho người tiêu dung, đẩy nhanh phát triển kinh tế số trong ngắn hạn và dài hạn, cũng như phát triển kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực kinh tế.

Bên cạnh đó, giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục để nhanh chóng đưa các gói hỗ trợ đến các đối tượng một cách nhanh chóng và kịp thời. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới thích ứng với tình hình dịch Covid-19 và nghiên cứu, khai thác các thị trường nước ngoài có điều kiện thuận lợi trong bối cảnh dịch Covid-19, đặc biệt là các thị trường lớn để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

“Thành phố chúng ta đang đứng trước khó khăn lớn do tác động từ dịch bệnh gây ra, điều này nằm ngoài khả năng dự báo của chúng ta. Ngay tại thời điểm này, điều quan trọng nhất là cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân Thành phố đã đoàn kết một lòng, nỗ lực hơn nữa cùng nhau hoàn thành mục tiêu kép đã đề ra là vừa giữ vững thành quả phòng chống dịch, vừa tập trung phát triển kinh tế thành phố trong tình hình mới”, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.

Xem thêm

TP.HCM xem xét xây dựng bộ tiêu chí đánh giá an toàn các trường học

TP.HCM xem xét xây dựng bộ tiêu chí đánh giá an toàn các trường học

Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố chủ trì xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus Corona tại các trường học trước ngày 30/4 để trên cơ sở đó tính toán phương án cho học sinh đi học trở lại.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...