TP. HCM muốn xin 20% gói hỗ trợ của Chính phủ để doanh nghiệp khôi phục sản xuất sau dịch Covid-19

Theo Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kinh tế TP. HCM có sự giảm sút trong 4 tháng vừa qua.
TP. HCM muốn xin 20% gói hỗ trợ của Chính phủ để doanh nghiệp khôi phục sản xuất sau dịch Covid-19

Đến nay, TP. HCM có 7.773 doanh nghiệp phá sản hoặc tạm đóng cửa, chiếm 3% trong tổng số doanh nghiệp. Nếu có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp giảm áp lực chi trả các khoản vay, khoản nợ, giữ chân người lao động thì từ tháng 5/2020, có thể tiếp tục sản xuất trở lại, tiềm năng phục hồi kinh tế trong quý II, quý III/2020 còn nhiều.

Để kịp thời phục hồi nền kinh tế, hiện nay, Chính phủ và TP. HCM đều có các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp nhưng gói Trung ương rất quan trọng. Vì thế, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân đề xuất Chính phủ dành 20% tổng gói hỗ trợ của Chính phủ bổ sung cho gói hỗ trợ của Thành phố nhằm phục hồi, phát triển sản xuất.

Ông Nhân nhận định, sự sụt giảm kinh tế  không bắt nguồn từ nguyên nhân sản xuất giảm mà do "cầu" nội địa và xuất khẩu đều giảm nên ảnh hưởng đến nguồn cung.

"TP. HCM đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng ngân sách của cả nước, chiếm 27% và 24% GDP thì xin cắt 20% gói Trung ương giao TP. HCM trực tiếp làm. Thành phố cũng đang cân nhắc cho phép doanh nghiệp tự đề xuất mức hỗ trợ và chịu trách nhiệm để giải ngân nhanh, sau đó hậu kiểm trong vòng 3-6 tháng. Bây giờ ngồi tính toán từng doanh doanh nghiệp nghiệp thì không biết bao giờ mới hỗ trợ cho xong. Đó là cả trách nhiệm chính trị mà chúng tôi cam kết thì mới nhanh được", ông Nhân nói trong buổi làm việc trực tuyến với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, phải căn cứ vào Nghị quyết 42, trong đó đã nêu tỉ lệ Trung ương và địa phương như thế nào. Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính làm rõ vấn đề này để có hướng dẫn cụ thể hơn.

“Ví dụ trong gói 62.000 tỉ đồng, chỉ có trên 20.000 tỉ đồng là ngân sách Trung ương, còn lại hơn 40.000 tỉ đồng là ngân sách từ các địa phương. Viễn thông, internet là từ Trung ương. Về tiền sử dụng nước thì Chủ tịch UBND Thành phố phải có văn bản chỉ đạo các công ty nước giảm tiền sử dụng nước. Khuyến khích EVN giảm giá điện và giao cho Bộ Công Thương nghiên cứu, tính toán. Về chi phí đất đai thì giao cho Bộ Tài chính tuần sau phải báo cáo…”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...