Các hãng hàng không đồng loạt nhận vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ đến các tỉnh miền Trung

Ngày 18/10, Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco và Bamboo Airways cho biết hàng hóa cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung sẽ được đặt giữ chỗ và ưu tiên vận chuyển trên các chuyến bay từ Hà Nội và TP.HCM đi các tỉnh miền Trung.

Các hãng sẽ miễn phí cước vận chuyển, phụ thu nhiên liệu và các phí liên quan đến vận chuyển các hàng hóa này bằng đường hàng không với mong muốn làm cầu nối sẻ chia phần nào những khó khăn mà người dân vùng lũ đang gặp phải.

Chương trình được áp dụng đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Ủy ban nhân dân các tỉnh/ thành phố, Hội chữ thập đỏ Việt Nam các cấp, các quỹ từ thiện (được cơ quan nhà nước cấp phép thành lập, công nhận điều lệ).

Đại diện Bamboo Airways cho biết hàng hóa là các nhu yếu phẩm, vật dụng thông thường, được chia theo kiện có bao bì chắc chắn đảm bảo vận chuyển an toàn, mỗi kiện không quá 40kg. Đầu mối liên hệ vận chuyển hàng hóa: hdqcargo@bambooairways.com. Hotline: 086 6969068.

Đối với Vietnam Airlines, để đăng ký và đặt giữ chỗ vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ, xin vui lòng liên hệ: Bà Nguyễn Thị Liên Hoa. Phòng tiếp thị, ban kế hoạch tiếp thị hàng hóa, Tổng công ty Hàng không Việt Nam. SĐT: 0989.080.299. Email: hoantl@vietnamairlines.com.

Hãng Vietjet cho biết từ ngày 19/10 sẽ miễn phí vận chuyển hoàn toàn cho hàng hóa cứu trợ, đồng thời sẽ tặng vé máy bay miễn phí cho các cán bộ Mặt trận Tổ quốc và ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố di chuyển đến và đi miền Trung để thực hiện nhiệm vụ cứu trợ trong giai đoạn này. 

Các cơ quan, tổ chức xã hội từ thiện cần đăng ký và đặt giữ chỗ vận chuyển hàng cứu trợ vui lòng liên hệ qua email huongvemientrung@vietjetair.com, đường dây nóng 0888671133 hoặc văn phòng CTCP Vietjet Cargo tại 60A Trường Sơn, quận Tân Bình, TP.HCM.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.