Các ngân hàng không được tăng lãi suất kể cả lãi suất huy động

Đây là chỉ đạo của Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú tại Hội nghị triển khai các các giải pháp cụ thể, phối hợp tính toán thiệt hại để có phương án tín dụng phù hợp, đặc biệt là những ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch do virus Corona (nCoV) gây ra.
Các ngân hàng không được tăng lãi suất kể cả lãi suất huy động

Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết từ đầu năm, dịch nCoV đã bùng phát tại Trung Quốc và lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo ông, dịch bệnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, nhất là các ngành dịch vụ du lịch, logistics, xuất nhập khẩu, sản xuất nông nghiệp… từ đó ảnh hưởng đến hoạt động cho vay, trả nợ ngân hàng. 

Để tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh trong điều kiện bị ảnh hưởng của dịch bệnh, Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú yêu cầu các đơn vị trong toàn Ngành chủ động thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh ngay tại cơ quan, đơn vị, bảo đảm hoạt động bình thường, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh theo Chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 và Chỉ thị số 01/CT-NHNN của Thống đốc NHNN. 

Chủ động nghiên cứu để trong thời gian sớm nhất (không quá 2 tuần) hoàn thành dự thảo cơ chế hỗ trợ cho các đối tượng vay vốn ngân hàng bị tác động bởi dịch bệnh Corona. Trong đó bảo đảm tránh việc lợi dụng cơ chế hỗ trợ làm ảnh hưởng tới thị trường tín dụng và việc phân loại, xử lí nợ xấu.

Mặt khác, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại trong trường hợp bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Phó Thống đốc thường trực cho rằng, thanh khoản của các ngân hàng thương mại hiện đang dồi dào, không có hiện tượng thiếu vốn.

Do vậy, các ngân hàng thương mại không được tăng lãi suất, kể cả lãi suất huy động. Trong trường hợp cần thiết, NHNN sẽ có điều chỉnh để gián tiếp hỗ trợ các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Đến thời điểm này, một số ngân hàng như VPBank, Kienlongbank… đã đưa ra chính sách hỗ trợ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch nCoV. Nhiều ngân hàng tung các gói tín dụng ưu đãi lãi suất để kích cầu, hỗ trợ khách hàng. Vietinbank có chủ trương xem xét miễn giảm lãi vay, cơ cấu lại nợ… Trong trường hợp doanh nghiệp định hướng chuyển sang thị trường mới hoặc có phương án kinh doanh mới tiếp tục cho vay. Các gói vay lãi suất thấp, ưu đãi cũng được ngân hàng nghiên cứu đưa ra để hỗ trợ. 

Về lãi suất huy động, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều ngân hàng cũng có động thái giảm lãi suất. Điển hình như so với tháng 1, Techcombank điều chỉnh giảm lãi suất từ 0,05 - 0,2 điểm phần trăm ở hầu hết các kỳ hạn, cụ thể lãi suất kỳ hạn từ 1 - 5 tháng là 4,25-4,75%/năm, kỳ hạn 6 tháng là 6,2-6,7%/năm, kỳ hạn 1 năm là 6,3-6,8%/năm,...

Tương tự, ACB cũng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm ở các kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng, hiện niêm yết lần lượt ở mức 6,3-6,6%, 6,4-6,7% và 6,8-7,1%/năm, giảm 0,2 điểm phần trăm so với biểu lãi suất mà ngân hàng này niêm yết trong tháng 1.

Ngày 30/1, Eximbank niêm yết biểu lãi suất mới trong đó thực hiện điều chỉnh giảm 0,4 điểm phần trăm lãi suất huy động kỳ hạn 36 tháng, (hiện ở mức 8%/năm); ở các kỳ hạn 12 và 18 tháng lần lượt điều chỉnh giảm 0,2 và 0,1 điểm phần trăm so với biểu lãi suất được áp dụng trước đó.

VPBank cũng vừa điều chỉnh giảm tới 0,1 - 0,3 điểm phần trăm lãi suất ở các kỳ hạn 6 tháng trở lên.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...