Các ngân hàng thương mại bất ngờ giảm lượng tiền gửi tại NHNN

Trong 9 tháng đầu năm, lượng tiền gửi của 28 ngân hàng thương mại tại NHNN chỉ ghi nhận 22.634 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ.
Các ngân hàng thương mại bất ngờ giảm lượng tiền gửi tại NHNN

Trong đó có 17/28 ngân hàng ghi nhận giảm từ 18-82% so với đầu năm, đặc biệt tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước (NHNN) của ABBank giảm tới 82% xuống còn 1.207 tỷ đồng; tiền gửi của BIDV tại NHNN giảm 70,2% xuống chỉ còn gần 40.356 tỷ đồng; tiền gửi của LienVietPostbank tại NHNN cũng giảm 70,1% xuống còn 1.937 tỷ đồng…

Bên canh việc giảm mạnh tiền gửi tại NHNN, các ngân hàng thương mại cũng giảm lượng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác. Cụ thể, lượng tiền gửi của các ngân hàng nói trên tại các TCTD khác giảm 10% so với đầu năm nay, chỉ còn 817.847 tỷ đồng. Trong đó, giảm mạnh nhất là LienVietPostBank (giảm 73%), NCB (giảm 68%), OCB (giảm 65%)…

Đây là một hiện tượng rất đáng chú ý khi mà tín dụng của các ngân hàng đang tăng trưởng ì ạch và dự báo chưa sớm khởi sắc trở lại khi hoạt động sản xuất – kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn vì đại dịch Covid-19.

Trong khi đó, tiền gửi của khách hàng trong 9 tháng đầu năm nay dù tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, song vẫn còn khá hơn so với tốc độ tăng của tín dụng. Hệ quả là thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang dư thừa khá lớn, thể hiện qua lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm và hiện đang đứng ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua.

Về lý thuyết, khi thanh khoản dư thừa thì các nhà băng sẽ không có lý do giảm tiền gửi tại NHNN hay các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, đi sâu phân tích kỹ về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng điều này không quá khó hiểu.

Theo đó, chuyên gia Phú nhận định, dù thanh khoản ngân hàng đang dư thừa, song phân bổ không đều; có ngân hàng dư thừa nhiều, có ngân hàng dư thừa ít, thậm chí vẫn có ngân hàng thiếu thanh khoản. Nguyên nhân do mặc dù tín dụng toàn hệ thống chỉ tăng 6,09% trong 9 tháng đầu năm nay, song cũng có không ít nhà băng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao, thậm chí còn cao hơn cả tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động.

Chẳng hạn như LienVietPostBank, trong 9 tháng đầu năm nay, dư nợ cho vay khách hàng của nhà băng này tăng tới 15%, trong khi tiền gửi của khách hàng chỉ tăng 13,25%. Thậm chí, MSB ghi nhận dư nợ cho vay khách hàng tăng tới 15,46% trong 9 tháng đầu năm nay, song tiền gửi khách hàng thậm chí còn giảm nhẹ.

Rõ ràng việc tín dụng tăng cao hơn nguồn vốn huy động sẽ làm tăng rủi ro thiếu hụt thanh khoản tạm thời của các ngân hàng do phần lớn các khoản tiền gửi của khách hàng đều có kỳ hạn ngắn, thậm chí là tiền gửi thanh toán. Rủi ro càng lớn khi mà nợ xấu đang có xu hướng gia tăng vì đại dịch Covid-19.

Thực tế cho thấy, trong 9 tháng đầu năm tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng tăng mạnh. Chẳng hạn như LienVietPostBank, số dư tuyệt đối nợ xấu của nhà băng này tăng tới 28% trong 9 tháng đầu năm nay lên 2.611 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu vì thế cũng tăng từ 1,44% tại thời điểm cuối năm 2019 lên 1,64% vào cuối tháng 9/2020. Nợ xấu tăng cũng đồng nghĩa một lượng lớn nguồn vốn của các nhà băng đã bị "đóng băng" trong các khoản nợ này.

Giới chuyên gia cũng dự báo, thanh khoản của hệ thống ngân hàng sẽ ngày càng khó hơn. Bằng chứng là các ngân hàng cũng đã không còn mạnh tay mua vào trái phiếu Chính phủ, khiến tỷ lệ trúng thầu trong các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ gần đây giảm mạnh so với thời điểm tháng 9/2020.

Do vậy, các ngân hàng đang nỗ lực tối đa hóa lợi nhuận để bù đắp cho sự sụt giảm nguồn thu từ tín dụng. Với việc lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc vẫn được duy trì ở mức 0%, có nghĩa lượng tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc không có tác dụng sinh lời, nên nhiều ngân hàng đã chọn cách rút bớt tiền gửi tại NHNN để chuyển vào các kênh đầu tư khác, trong đó có kênh trái phiếu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...