Cụ thể, VFMVN Diamond ETF và VanEck Vietnam ETF có dòng tiền vào mạnh nhất lần lượt 231 tỷ đồng và 120,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, đây là tuần thứ 3 liên tiếp quỹ VanEck Vietnam ETF từ Mỹ ghi nhận giá trị vào ròng đạt hơn 100 tỷ đồng.
Tiếp theo là VFM VN30 ETF vào ròng 81,4 tỷ đồng, Fubon FTSE Vietnam ETF vào ròng 54 tỷ đồng, KIM Growthe VN30 ETF vào ròng 13,7 tỷ đồng. Tuy vậy, dòng tiền vào quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF đã giảm đáng kể trong tuần vừa qua, chỉ tương đương 1/3 so với mức bình quân 3 tuần trước đó.
Ở chiều ngược lại, các quỹ ETF bị rút ròng gồm Xtrakers FTSE Vietnam Swap ETF 59,1 tỷ đồng; KIM Kindex Vietnam VN30 ETF và SSIAM VNFIN LEAD ETF cũng bị rút ròng lần lượt 12,2 tỷ đồng và 12,4 tỷ đồng.
Dòng vốn tích cực có dấu hiệu tăng dần trong 3 tuần liên tiếp trên các ETFs chủ đạo tại Việt Nam. Do đó, có thể kết luận rằng, dòng tiền trên các ETFs tại Việt Nam vẫn đang duy trì ở mức ổn định.
Một số cổ phiếu được mua ròng trong danh mục các ETF gồm: FPT 41,2 tỷ đồng; PNJ 38,5 tỷ đồng; REE 23,6 tỷ đồng; VPB 19,8 tỷ đồng; VIC 17,8 tỷ đồng, ACB 19,3 tỷ đồng, VHM 14,6 tỷ đồng; HPG cũng được mua ròng hơn 13,5 tỷ đồng.
Tính chung về dòng vốn quỹ ETF ngoại tại Việt Nam, lực bán từ khối ngoại đã cân bằng bởi lực cầu với giá trị mua ròng là 27 tỷ đồng. Hoạt động bán ròng tập trung trên các nhóm ngành chủ đạo như nguyên vật liệu và bất động sản. Cụ thể tập chung chủ yếu tập trung ở nhóm: HPG, VHM, NVL, DXG, KDH và VIC.
Bên cạnh đó, hoạt động mua ròng vẫn tiếp tục đổ vào các cổ phiếu thuộc tiêu dùng thiết yếu, tài chính và nguyên vật liệu như: VNM, MSN, VCB, CTG, DPM và DCM .