Cách để những CFO trở thành những CEO tài năng!

Có rất nhiều nhà lãnh đạo, nhiều CEO từng “xuất thân” là một giám đốc tài chính (CFO).
Cách để những CFO trở thành những CEO tài năng!

Với những kỹ năng về quản lý, nghiên cứu, đánh giá dữ liệu và xây dựng kế hoạch tài chính cũng như sử dụng nguồn vốn hiệu quả đã giúp rất nhiều CFO trở thành CEO có tầm nhìn dài hạn và mang lại lợi nhuận cho công ty. Nhưng đó chỉ là yếu tố “cần” để trở thành những CEO tuyệt vời.

Vượt qua khoảng cách mang tên “Bán cầu não”

Những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính, đơn cử như CFO thường sử dụng não trái nhiều hơn não phải. Về mặt khoa học, họ là những người có khả năng “thiên bẩm” về tư duy logic cùng kỹ năng lập luận và phân tích chỉ thông qua dữ liệu, thống kê. Các CFO chính là những người có khả năng chỉ ra các vấn đề “về số liệu” và tìm ra giải pháp để khắc phục chúng.

CEO Gary Burnison của Korn Ferry, một trong những dẫn chứng tiêu biểu nhất cho một giám đốc điều hành “đi lên” từ một CFO đã từng chia sẻ với Business Insider rằng, não trái chính là nơi xuất phát của mọi đánh giá và quyết định dựa trên một quy luật rất chặt chẽ. Các giám đốc tài chính cần phải có đặc điểm này vì đó là yêu cầu trong công việc của họ. “Và khi chỉ hoạt động tập trung tại một bán cầu não, bất kỳ ai cũng sẽ có “khoảng trống” tại nửa còn lại”, Gary nhấn mạnh.

Trong khi đó, các CEO lại là những người hoạt động thiên về não phải – “cội nguồn” của sự sáng tạo, trí tưởng tượng và trực giác nhạy bén. Vai trò của CEO chính là “nghĩ bên ngoài cái hộp” để dẫn dắt công ty tiến về phía trước.

Đó là lý do khi đề bạt vào vị trí CEO, HĐQT các công ty yêu cầu rất cao chỉ số cảm xúc, khả năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp – lắng nghe – kết nối và khả năng “chưng cất” các ý kiến của nhân viên và mọi người xung quanh.

Mặc dù, các tiêu chí này không khái quát đầy đủ các yêu cầu cần có của một CEO nhưng lại đã phản ánh rất rõ nét các đặc điểm của một nhà lãnh đạo cũng như sự khác biệt giữa một giám đốc điều hành và một giám đốc tài chính.

Có rất nhiều cuộc khảo sát chỉ ra rằng, các CFO là các ứng cử viên “sáng giá” nhất cho vị trí của CEO. Thế giới cũng đã “ghi danh” các CEO nổi tiếng đi lên từ một CFO như: Indra Nooyi – CEO của Pepsico; Ian Livingston - CEO BT Group hay John Dasburg - CEO của Burger King và sau đó trở thành CEO của DHL Airways.

Nhiều CFO đã khẳng định, lý do khiến họ muốn vươn đến vị trí của một CEO không chỉ là để được trải nghiệm cảm giác của “người đứng đầu” mà là để phát triển những kỹ năng “còn thiếu” và hoàn thiện bản thân. Để “mở rộng” khả năng lãnh đạo, các CFO phải trở nên nhanh nhạy và thoải mái khi đưa ra các quyết định mà không cần lý do hay những câu trả lời mang tính “black and white”.

Chính sự khác biệt đặc trưng của cách “bộ não hoạt động” mà khi mỗi một CFO muốn đi lên và trở thành người đứng đầu phải bước qua thách thức: thay đổi cách tư duy chặt chẽ và logic bằng một cách nhìn trực giác và đầy “ngẫu hứng”.

Kết hợp nhuần nhuyễn khả năng “tài chính” và “nhân sự”

Dù có yếu điểm về cách tư duy “ngẫu hứng” nhưng CFO lại nổi trội trong cách lĩnh vực “giải trình” về lợi nhuận và khoản lỗ (P&L), đặc biệt là khi tiến hành đàm phán hợp tác, đầu tư hay M&A. Những con số chính là “lý lẽ” xác thực nhất để tạo dựng lòng tin cho đối tác và CFO là người hoàn toàn lấn át trong lĩnh vực này.

Trong bất kỳ cuộc họp hay cuộc giao dịch nào, sau khi CEO trình bày xong những kế hoạch phát triển, chiến lược, tầm nhìn…, CFO sẽ “điều hành” tiếp công đoạn quan trọng thứ hai. Đó chính là cách phân bổ vốn hiệu quả nhất, biện pháp để sử dụng dòng tiền ưu việt nhất, cách giải trình thuế hay chia cổ tức để hài hoà lợi ích cho các cổ đông…

Chính lúc này, sự tương tác giữa CFO với HĐQT cùng các nhà đầu tư là nhân tố quan trọng để tăng khả năng thuyết phục, sự ấn tượng. Các CFO phải tiết chế cách tư duy logic để phát huy cách nắm bắt tâm lý người đối diện hay đơn giản là cách làm hài lòng khách hàng… Với sức cạnh tranh ngày càng lớn, áp lực phải giảm thiểu chi phí và
thách thức khi chuyển đổi mô hình kinh doanh… trong thời đại công nghệ số khiến các công ty luôn cần có một CFO tài năng.

Nắm bắt rõ khả năng tài chính, hiểu kỹ lưỡng giá trị của các số liệu, tính toán chính xác tính khả thi trong kế hoạch ngân sách được coi là nhân tố giúp công ty “bảo toàn” được sức mạnh và lợi thế khi cạnh tranh. Đó cũng chính là ưu tiên hàng đầu của tất cả các nhà lãnh đạo cấp cao và là cơ hội để các CFO bứt phá, vươn lên khẳng định mình.

Nhưng cũng theo một thống kê cho thấy, chỉ chưa đến 15% CEO của các công ty “xuất thân” từ các giám đốc tài chính (CFO), giám đốc marketing (CMO), giám đốc tiếp thị (CMO), giám đốc kỹ thuật (CTO) hay giám đốc chiến lược… Gần như toàn bộ các CEO đều từng là các kỹ sư, trưởng phòng kỹ thuật hay là “leader” của bộ phận kỹ thuật trong các công ty.

Những đối tượng này chính là “cha đẻ” của các sản phẩm, nắm rõ ưu điểm, nhược điểm trong từng sản phẩm và đương nhiên, hoàn toàn biết cách để cải thiện chúng. Đó là điều giúp họ có thể trở thành các CEO nếu biết cân bằng cách tư duy của bộ não cũng như tích luỹ được những kỹ năng mềm trong giao tiếp, ứng xử.

Bất cứ ai cũng có thể trở thành một CEO. Mặc dù vị trí và xuất phát điểm là điều quan trọng để con đường đi đến đỉnh cao trở nên ngắn nhất nhưng điều cần thiết hơn cả chính là trên con đường đó, CFO hay các leader của từng bộ phận nắm rõ “quy luật” mà một CEO cần có để vận hành công ty.

Một CEO tuyệt vời là người có khả năng dẫn dắt nhân viên, làm hài lòng khách hàng cũng như dẫn dắt quá trình cải tiến trong toàn bộ hệ thống vận hành của công ty. Và để làm được điều này, các CEO đều phải “học và rèn luyện” bởi không ai sinh ra đã là một CEO “bẩm sinh”. Nhiều người cho rằng, hạn chế kinh nghiệm quản lý sẽ là rào cản lớn cho bất kỳ ai trên con đường trở thành một CEO nhưng thực tế đã chứng minh, hạn chế này chỉ cần thời gian là hoàn toàn có thể được khoả lấp.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...