Cần sớm ban hành luật về KCN, KKT

BĐS sẽ là điểm sáng trên thị trường trong năm 2019. Tuy nhiên để phát triển hơn nữa cần ban hành những quy định riêng về KCN, KKT, tránh tình trạng bị chồng chéo, vướng mă
Cần sớm ban hành luật về KCN, KKT

Nhận định được ông Trần Minh Hoan - Trưởng Ban Quản lý KCN Nam Định, Chủ nhiệm Câu lạc bộ các Ban Quản lý KCN, KKT các tỉnh, thành phố phía Bắc đưa ra khi chia sẻ với Thương Gia.

Với tư cách là Chủ nhiệm Câu lạc bộ các Ban Quản lý KCN, KKT các tỉnh, thành phố phía Bắc, ông đánh giá gì về sự phát triển của thị trường BĐS CN trong thời gian tới?

Thị trường BĐs CN ở Việt Nam, bao gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và logistics vẫn đang trong giai đoạn phát triển mới với nhiều tiềm năng. BĐs CN cũng đang có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư nước ngoài muốn dịch chuyển sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam. Điều này đã tạo cú huých cho BĐs CN phát triển và sẽ là điểm sáng trong năm 2019.

Cùng với sự tăng trưởng của thị trường công nghiệp, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng khiến nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn trên thế giới chuyển hướng đầu tư. Trung Quốc - nơi được gọi là “phân xưởng của thế giới” không còn là lựa chọn ưu tiên như trước đây, hướng đầu tư đã chuyển dịch sang khu vực Đông Nam á, trong đó có Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư, năm 2018, có 3.046 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp mới với vốn đầu tư đăng ký là 18 tỷ usD. Tổng vốn cả cấp mới, tăng thêm và mua cổ phần năm 2018 là 35,48 tỷ usD, trong đó chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút vốn FDI lớn nhất, chiếm hơn 46% tổng đầu đăng ký, đạt gần 16,5 tỷ USD.

Cũng theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có 326 kCN đã được cấp phép với tổng diện tích 93.000 ha, công suất khai thác đạt 53%. Trong số đó, có 250 khu đang hoạt động và 76 đang trong quá trình xây dựng hoặc đền bù. Tỷ lệ lấp đầy tại các kCN đang hoạt động đạt 73%. Ngoài ra, Việt Nam còn có 17 khu kinh tế ven biển, cung cấp 845.000 ha.

Như ông nhận định, BĐS CN sẽ là điểm sáng trên thị trường trong năm 2019. Tuy nhiên việc đầu tư và phát triển công nghiệp, BĐS CN cũng đặt ra những thách thức, thưa ông?

Đúng vậy. BĐs CN cần có chiến lược cụ thể và phải phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn, có hàm lượng chất xám cao thích ứng với cuộc cách mạng khoa học 4.0. BĐs CN cũng cần quy hoạch, định hướng phát triển một các dài hơi.

Ngoài ra, vấn đề chính trong phát triển KCN là việc chia sẻ lợi ích, cũng như tạo ra được mối liên kết giữa doanh nghiệp, chính quyền và chủ đầu tư KCN. Nhiều KCN chỉ chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống nước thải, phòng cháy chữa cháy..., mà “bỏ quên” việc tạo ra những “chân rết” để giữ chân các nhà đầu tư.

Việc nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống nhà kho, nhà xưởng, nhà ở cho chuyên gia cũng như các công trình cung cấp dịch vụ phụ trợ còn chưa được các chủ đầu tư hạ tầng KCN chú trọng.

Để phát triển hơn nữa thị trường BĐS CN, theo ông về phía Chính phủ cần có những chính sách gì hỗ trợ? Về phía doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?

KCN, KKT đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của xã hội. Tuy nhiên đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với các kCN, KKT vẫn chưa hoàn thiện.

Hiện tại chúng ta đang có Nghị định 82/NĐ – CP ngày 22/5/2018 quy định về kCN, kkT, khu chế xuất. Tuy nhiên đây mới chỉ là phạm vi nghị định, vẫn chưa được phát triển lên thành luật, gây khó khăn trong vấn đề quản lý bởi các chính sách quy định của nhà nước về đất đai, môi trường, doanh nghiệp, xây dựng quy hoạch trong các kCN vẫn phải theo luật chuyên ngành.

Ví dự như: luật Bảo vệ môi trường quy định phải đánh giá tác động môi trường trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư, tuy nhiên luật Đầu tư lại quy định vấn đề bảo vệ môi trường không nằm trong thành phần hồ sơ các nhà đầu tư phải nộp để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hai vấn đề này gây khó cho chúng tôi trong công tác quản lý về đầu tư cũng như công tác quản lý về môi trường, nhất là trong việc hỗ trợ và giúp các nhà đầu tư hoàn thiện sớm các thủ tục.

Chúng tôi đã nhiều lần đề xuất lên các bộ, ngành Trung ương và Chính phủ xây dựng và ban hành luật về quản lý kCN, khu kinh tế và mong muốn luật này sớm được ban hành, nhằm cải thiện những vấn đề đang còn vướng mắc hiện nay.

Về phía doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN cần chủ động tiếp cận các kCN đã quy hoạch, đang mời gọi đầu tư xây dựng hạ tầng cũng như các chính sách ưu đãi đặc thù từ các địa phương. Đồng thời tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá các kCN đã xây dựng để tạo sẵn nguồn cung cho thị trường BĐS CN năm 2019 và các năm tiếp theo - thị trường được đánh giá là giàu tiềm năng khi được hưởng lợi từ nhiều yếu tố, từ bối cảnh cho đến chính sách.

Là Trưởng Ban Quản lý KCN Nam Định, ông có thể cho biết các KCN tại Nam Định đang có thế mạnh gì?

Nam Định xác định là trung tâm phát triển của khu vực đồng bằng nam sông Hồng và đây cũng là địa phương được coi là cái nôi của ngành dệt may của Việt Nam. Do đó chúng tôi định hướng tập trung vào kCN phục vụ, kCN hỗ trợ.

Hiện tại chúng tôi đang tập trung KCN dệt may Rạng Đông. Đây là KCN dệt may có thể nói là duy nhất ở khu vực miền Bắc hiện nay. KCN này có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho các ngành dệt vải tại đây. Chúng tôi kỳ vọng đến năm 2025, kCN rạng Đông sẽ sản xuất khoảng 2 tỷ đến 2,5 tỷ mét vải, đóng góp vào sự thiếu hụt 6,5 tỷ mét vải của ngành dệt may hiện tại.

Với những lợi thế đó, hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp trong nước sớm đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp này.

Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...